Theo các chuyên gia tư vấn, hiện nay, bệnh loãng xương đang nổi lên như là một vấn đề của toàn xã hội và ngày càng được quan tâm không chỉ bởi tỷ lệ mắc bệnh cao mà còn do hậu quả nghiêm trọng mỗi người có thể gặp phải khi mắc bệnh. Theo số liệu thống kê, riêng ở Việt Nam, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có một người bị loãng xương và ở nam tỷ lệ này là 1/10. Với tỷ lệ này thì nước ta hiện đang có trên 2 triệu phụ nữ và khoảng nửa triệu nam giới trên 50 tuổi trong tình trạng loãng xương.
Loãng xương được xem là một bệnh rất phổ biến, đứng sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi và cũng là bệnh dễ gây nhiều nỗi buồn phiền và rắc rối. Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, ăn uống kém cùng với đó là đau mỏi các khớp xương. Nếu không được điều trị có thể gây rạn xương, nứt vỡ hoặc thậm chí là gãy xương.
Người cao tuổi hay bị loãng xương vì sao?
Loãng xương được định nghĩa chính là sự rối loạn nội tiết mà làm cho lực của xương bị suy giảm và cấu trúc xương bị tổn hại dẫn đến xương dễ bị gãy, nứt và rạn. Loãng xương ( hoặc xốp xương) tức là tỷ trọng khoáng chất của bộ xương ở một cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể do suy giảm hormon sinh dục (estrogen và androgen), các chất protein, vitamin D và canxi.
Đối với phụ nữ đến thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thì lượng hormon oestrogen trong máu bị suy giảm một cách đáng kể bởi sự suy thoái của buồng trứng. Trong đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày không thể cung cấp đủ hoặc vì một vài lý do nào đó mà cơ thể không hấp thu được đủ lượng canxi ( có thể do ăn kiêng kéo dài, chế độ ăn nghèo nàn hoặc chế độ ăn kém chất lượng…).
Loãng xương còn có thể do mắc một số bệnh về tuyến thượng thận, cường giáp trạng, suy thận, bệnh yếu liệt chi, chấn thương hoặc các bệnh mạn tính phải nằm dài ngày.
Bệnh loãng xương cũng có thể do lạm dụng thuốc corticoides trong điều trị bệnh (thấp khớp hoặc hen suyễn…) trong một khoảng thời gian dài.
Ngoài các yếu tố về chế độ dinh dưỡng và nội tiết tố thì còn có khá nhiều yếu tố thuận lợi khác làm cho bệnh loãng xương ở người cao tuổi tăng lên ( chẳng hạn như có tiền sử bị còi xương lúc còn nhỏ, hàng ngày ít vận động, béo phì và nghiện thuốc lá). .
Loãng xương sẽ làm cho hệ xương bị yếu đi trong việc chống đỡ các tác động và trọng lực của cơ thể mà hậu quả đưa đến hay gặp nhất là rạn, nứt vỡ và gãy xương, đặc biệt là khi có lực bên ngoài tác động vào (vấp, ngã).
Biểu hiện và hậu quả của loãng xương
Những xương nào thường hay bị chịu tác động nhiều nhất và chịu lực nhiều nhất (cột sống, xương đùi, cẳng chân, cánh tay hoặc cẳng tay) thường hay bị loãng hơn cả. Hầu hết lúc đầu đều có cảm giác mệt mỏi, ăn uống kém và nhức xương nhưng không thường xuyên. Càng về sau thì sự thiếu hụt chất canxi càng ngày càng gia tăng làm cho xương xuống cấp một cách nghiêm trọng (loãng và xốp xương) thì các triệu chứng đau nhức càng trở lên rõ rệt hơn. Đau nhức xương hay gặp là đau lưng, đau các khớp bàn tay, khớp ngón tay và mỏi bại hông. Đặc biệt là đau và mỏi ở các khớp xương chịu lực mạnh (như xương sống, khớp gối, các khớp cổ chân, xương đùi, xương cẳng chân, các xương cánh tay, cẳng tay và đốt sống thắt lưng) và nếu vấp hoặc ngã thì rất dễ dàng bị gãy xương.
Hiện tượng đau nhức xương và các khớp xương thường rõ nhất vào ban đêm. Ngoài ra chuột rút cũng thường hay xuất hiện ở những người bị loãng xương. Bệnh loãng xương nếu không được phát hiện hoặc phát hiện rồi nhưng điều trị không đúng phác đồ thì hậu quả xấu nhất là rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương trong đó nguy hiểm nhất là gãy cổ xương đùi, rất dễ gây tử vong và chi phí điều trị rất tốn kém. Do đó, người cao tuổi cần cảnh giác hiện tượng gãy xương háng hoặc lún cột sống hoặc gãy cổ xương đùi, xương cẳng chân và xương cẳng tay có thể xảy ra khi có một tác động mạnh (ngã, gập chân hoạc trượt chân…) hay một cử động bất thường nào đó. Để phát hiện loãng xương thì cần đo mật độ xương, xét nghiệm máu đánh giá chỉ số canxi, chụp Xquang xương và khớp.
Cách phòng tránh hiệu quả bệnh loãng xương
Việc điều trị bệnh loãng xương rất khó khăn và vô cùng tốn kém nên chúng ta cần biện pháp phòng ngừa. Điều may mắn là bệnh loãng xương có thể phòng ngừa, và biện pháp phòng ngừa nằm trong khả năng của chúng ta. Việc phòng ngừa chủ động bằng cách ngay từ lúc trẻ, cần duy trì mộtu chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để đạt mức độ đỉnh tối đa của mật độ xương. Bởi nếu khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành tăng khoảng 10% sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời. Bên cạnh đó, khi về già cũng cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể lực vừa phải để tránh bị mất xương.
Trong chế độ dinh dưỡng, nên chú trọng đến các thành tố có ích cho sức khoẻ xương. Cần chú ý đến thức ăn có nhiều calci như tôm, cá, trứng… và cần tận dụng tối đa nguồn ánh nắng mặt trời như phơi nắng khoảng 10-15 phút mỗi ngày để có đầy đủ vitamin D cho cơ thể. Có thể bổ sung canxi và vitamin D để bảo đảm lượng thu nhập tối thiểu cần thiết trong ngày.
Ngoài ra, cần có một lối sống khỏe mạnh, năng vận động, hạn chế hút thuốc lá, uống cà phê, bia, rượu đã là những biện pháp thiết thực, có thể ngăn ngừa được nguy cơ loãng xương và giảm được hậu quả gãy xương.
Tóm lại, chúng ta cần chủ động phòng bệnh để chất lượng cuộc sống được đảm bảo.
Dược sĩ Như
JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
Xem chi tiết sản phẩm tại đây
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi