Dưới đây là những điều kiêng kị khi uống trà để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
Khi đói bụng
Uống trà khi đói bụng dễ khiến bị say trà, cảm giác dễ nhận thấy có thể là người nôn nao, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu…
Đặc biệt không nên uống trà trước bữa ăn vì nó khiến cho hoạt động của tuyến nước bọt bị suy giảm và là nguyên nhân khiến cho lưỡi bị mất vị giác.
Ngoài ra, uống trà trước bữa ăn cũng là thủ phạm khiến cho quá trình hấp thu protein trong thức ăn bị suy giảm. Nên uống trà trước 20 – 30 phút khi ăn.
Trà quá nóng
Uống trà quá nóng có thể khiến cho cổ họng, thực quản và dạ dày bị kích thích có cảm giác bỏng rát.
Ngoài ra thói quen uống trà quá nóng còn có thể làm ảnh hưởng đến những cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.
Việc uống trà ở nhiệt độ cao (trên 62 độ C) có thể khiến cho các tế bào dạ dày bị tổn thương, lâu dần sẽ gây nên các bệnh liên quan đến dạ dày. Nhiệt độ trung bình của nước trà không nên vượt quá 56 độ C.
Đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng
Cách uống trà như vậy không có lợi, bởi lẽ khi đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao, chất axit tannic trong lá chè hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi phần lớn, đồng thời vitamin C trong lá chè cũng bị phân hủy.
Đun sôi trà nhiều lần
Các chuyên gia cho rằng lần đầu đun trà thì những giá trị vốn có trong trà chỉ còn lại 50%, lần thứ hai con số này giảm xuống còn 30%, lần thứ 3 con số này sẽ là 10%, còn lần thứ 4 tỷ lệ này là 1 – 3%.
Nếu tiếp tục đun sôi trà nhiều lần thì những hợp chất có lợi trong trà không những không còn tồn tại mà còn sinh ra những chất khác gây hại cho sức khỏe.
Uống trà sau ăn
Uống trà sau khi ăn sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, chức năng tiêu hóa bị chi phối. Lâu dài có thể dẫn đến những chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Nên đợi từ 20 – 30 phút sau bữa ăn mới dùng trà.
Không nên uống trà sau bữa ăn
Uống trà cùng với uống thuốc
Chất tannin có trong nước trà sẽ phá hủy công dụng tuyệt vời của thuốc, khiến cho thuốc trở nên vô tác dụng.
Nhai nuốt lá chè
Vì trong quá trình gia công, thành phần đường trong lá chè bị giải nhiệt sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene.
Uống trà đặc
Trong nước chè đặc có hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích trung khu thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt là uống trà đặc trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.
Uống nước trà pha để lâu
Nếu pha trà để quá lâu, lượng caffeine trong nước chè tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu. Nước trà pha xong để sau vài tiếng, nhất là hãm trong phích nước nóng sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy.
Sau khi ăn thịt dê, thịt chó không nên uống trà ngay
Axit tannic sẽ kết hợp với protein thành tannalbin, đây là chất có tác dụng giữ nước, làm giảm nhu động ruột, không có lợi cho đại tiện, thậm chí bị táo bón, chất độc trong phân bị cơ thể hấp thu, có hại cho sức khỏe.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh