HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Hẹp bao quy đầu ở trẻ

    Hẹp bao quy đầu là tình trạng lớp da ở phần đầu của dương vật không tụt được xuống để lộ phần quy đầu dương vật. Bình thường, ở trẻ nhỏ “bao da” vẫn bọc ngoài quy đầu mà không cản trở việc đi tiểu nhưng đến 1-2 tuổi quy đầu không lộ ra là hẹp bao quy đầu. Ða số hẹp bao qui đầu là do bẩm sinh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản sau này và có nhiều nguy cơ gây ung thư dương vật, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh

    1. Những biến chứng nguy hiểm

    Khi bị hẹp bao quy đầu, trẻ thường có một số biểu hiện: nước tiểu đọng lại ở bao quy đầu làm cho đầu dương vật phồng lên, một lát sau mới chảy ra hết; bao quy đầu hay bị viêm với triệu chứng sưng đỏ, mọng nước; chất tiết đọng lại thành hạt, mảng trắng, sờ vào như hạt đậu hoặc vòng nhẫn cứng ở đầu dương vật. Khi trưởng thành, hẹp bao quy đầu làm cho đau khi dương vật cương cứng, có khi còn không cương được.

    Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

    Hẹp bao quy đầu ở trẻ

    Trẻ bị hẹp bao quy đầu thường đi tiểu rất khó khăn, do đó rất dễ dẫn tới viêm nhiễm, tích tụ các “bựa” trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu ở nếp da quy đầu. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Tình trạng viêm nhiễm do ứ đọng nước tiểu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến viêm đường tiết niệu, ảnh hưởng tới thận, gây khó khăn trong quan hệ tình dục sau này, thậm chí dẫn tới ung thư dương vật. Theo thống kê tại Bệnh viện K, hẹp bao quy đầu chính là nguy cơ số một gây ung thư dương vật.

    Hầu hết người bị hẹp bao quy đầu thường xấu hổ, không muốn đi khám nên khi đến bệnh viện đã có các biến chứng: tắc đường niệu đạo, nhiễm khuẩn tại khối u gây lở loét, đau đớn, nhiễm khuẩn tại vùng hạch di căn gây loét ra ngoài da hoặc chảy máu.

    2. Sự ảnh hưởng của hẹp bao quy đầu đến sức khỏe sinh sản

    Hẹp bao qui đầu không gây vô sinh vì tinh dịch vẫn qua lọt, nhưng hẹp thì dễ bị nhiễm trùng bao quy đầu và đường tiểu. Người bị hẹp bao quy đầu dễ bị ung thư dương vật hơn người không hẹp hay hẹp nhưng đã cắt rồi.

    Hiện nay còn nhiều bậc cha mẹ chưa ý thức được việc kiểm tra xem con mình có bị hẹp bao quy đầu hay không, đồng thời cũng không biết cách vệ sinh sạch sẽ, tránh cho các cháu bị viêm nhiễm, dẫn đến viêm đường tiết niệu. Khi không được vệ sinh sạch sẽ, sự tích tụ các chất cặn trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da quy đầu. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Lâu dần thành viêm đường tiết niệu, ảnh hưởng tới thận, gây khó khăn trong quan hệ tình dục sau này, thậm chí dẫn tới ung thư dương vật.

    3. Cách xử lý và phòng bệnh

    Cách xử lý

    Khi có hiện tượng bất thường về đi tiểu của trẻ hoặc khi tắm cho trẻ không thấy quy đầu hoặc nghi ngờ cháu hẹp bao quy đầu thì nên cho trẻ đi khám bệnh. Đối với người trưởng thành, nếu thấy bao quy đầu không tụt xuống được, tiểu khó, nước tiểu ứ đọng, khi dương vật cương thấy đau… cũng cần đi khám để xác định và xử lý càng sớm càng tốt.

    Cần vệ sinh bao quy đầu hàng ngày cho trẻ mỗi khi tắm, rửa. Cần lộn bao quy đầu ra và dùng vòi nước sạch cho chảy nhẹ nhàng vào rảnh quy đầu cho đến khi thấy các chất cặn bẩn có màu trắng đã hết thì cho bao quy đầu trở về vị trí ban đầu. Những ngày đầu, lần đầu vệ sinh bao quy đầu cho trẻ nhất là lúc lộn bao quy đầu ra làm cho trẻ sẽ khó chịu, thậm chí kêu đau, khóc thét, vì vậy cần động viên trẻ và làm thật nhẹ nhàng, từng bước một để những lần sau trẻ không sợ và với trẻ lớn có thể hướng dẫn kỹ cho trẻ thì trẻ cũng có thể tự làm được các thao tác đơn giản này.

    Khi đã được bác sĩ khám và xác định bị hẹp bao quy đầu thì nên phẫu thuật càng sớm càng tốt, muộn lắm là trước 15 – 16 tuổi (tuổi dậy thì của con trai). Theo khuyến cáo của một số tác giả nước ngoài thì nếu vệ sinh hàng ngày và dùng nước vòi rửa sạch chất cặn, bẩn thì có thể tránh được phẫu thuật nhưng tỷ lệ khỏi hẳn không cao.

    Phương pháp phòng và điều hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

    Phòng bệnh

    Hẹp bao quy đầu thường là bẩm sinh hoặc do vệ sinh không đúng cách gây viêm nhiễm. Do đó, khi tắm, bố mẹ nên rửa và lộn bao quy đầu cho trẻ. Nếu thấy khó lộn hoặc bao quy đầu bị dính lại thì nên đi khám để chẩn đoán.

    Việc xử lý hẹp bao quy đầu cần thực hiện càng sớm càng tốt (1- 2 tuổi) và muộn nhất là trước tuổi dậy thì. Bởi nếu để quá tuổi trưởng thành mới can thiệp, bao quy đầu sẽ khó bóc tách hết, chưa kể những trường hợp đã có biến chứng xơ chai do bị “tù hãm” quá lâu, khi đó, dương vật đã bị viêm mạn tính biến đổi thành tiền ung thư hoặc ung thư.

    Bạn có thể xem thêm sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh hẹp quy đầu ở trẻ bằng những thực phẩm chức năng tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội