Bệnh gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể như: gan, thận, khớp, tim,… Trong đó tim và thận là hai cơ quan có vai trò quan trọng trong bệnh gút. 60% bệnh nhân bị các bệnh lý tim mạch đi kèm với bệnh gút như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, hở van tim, thiếu máu cơ tim, suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Và thực tế điều trị cho thấy thận cũng có thể là yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh gút, nhưng cũng có thể là hậu quả của bệnh gút.
1. Mối liên hệ giữa bệnh gút và tim mạch
Nhiều nghiên cứu cơ bản đã chỉ rõ sự liên quan trực tiếp giữa các bệnh lý tim mạch với bệnh gút. Các bệnh lý tim mạch gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ ở tổ chức, làm gia tăng sản xuất acid uric và toan hóa môi trường tại chỗ làm cho urate dễ dàng bị kết tủa thành vi tinh muối urate natri dẫn đến phát sinh và làm trầm trọng bệnh gút.
Còn ở bệnh nhân gút, các vi tinh thể urate natri dễ dàng lắng đọng tại những vùng tổn thương ở lớp dưới nội mạc của tim, gây viêm cơ tim, làm trầm trọng bệnh lý tim mạch. Trong khi đó nồng độ urate máu cao là những yếu tố độc lập, hoặc cùng với nhiều yếu tố khác gây ra các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp dẫn đến tăng nguy cơ tai biến, tử vong ở bệnh nhân tim mạch.
Vi tinh thể muối urat lắng đọng tại van 2 lá, cơ tim bệnh nhân gút
Lâu nay mối quan hệ giữa bệnh gút với các bệnh lý tim mạch thường bị bỏ quên, hoặc bị coi là các bệnh lý độc lập nên thường được điều trị tách rời bằng những loại thuốc chữa triệu chứng nhưng lại có nhiều tác dụng phụ xấu. Cách điều trị đó dẫn tới tình trạng giải quyết được triệu chứng này lại làm trầm trọng triệu chứng kia. Hậu quả là các vòng xoắn bệnh lý ngày càng phức tạp và trầm trọng hơn.Ngoài ảnh hưởng đến bệnh gút, hầu hết các bệnh lý tim mạch đều làm giảm chức năng thận, dẫn đến giảm đào thải urate qua thận, tăng nguy cơ gây ra bệnh gút. Ngược lại, các tinh thể urate lắng đọng tại thận sẽ gây viêm thận, sỏi thận dẫn đến suy thận, lại làm trầm trọng thêm các bệnh lý tim mạch.
Để tháo gỡ được các vòng xoắn bệnh lý phức tạp giữa bệnh gút với các bệnh lý tim mạch, suy thận… các thuốc điều trị phối hợp phải đảm bảo không có tác dụng phụ xấu tránh làm trầm trọng lẫn nhau. Thay thế cho các loại thuốc tây có nhiều tác dụng phụ thì thảo dược là giải pháp tối ưu nhất. Nhiều nghiên cứu khoa học ở cả trong và ngoài nước về các loại thảo dược mà dân gian thường sử dụng cho tim mạch đã tìm thấy một số loại có hàm lượng glucozit trợ tim và hàm lượng coumarin chất làm tan máu đông rất cao.
2. Mối liên quan giữa bệnh gút và suy thận
Vai trò của thận trong cơ chế sinh bệnh gút
Acid uric được cơ thể sinh ra hằng ngày và 75% lượng acid uric đó được đào thải ra ngoài cơ thể qua thận. Do đó thận đảm nhận vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể. Mọi nguyên nhân làm cho thận giảm đào thải acid uric đều làm tăng nồng độ acid uric máu. Đây là yếu tố trực tiếp gây kết tủa acid uric thành vi tinh thể muối urate natri hình kim lắng đọng trong cơ thể gây ra bệnh gút.
Bệnh gút và biến chứng suy thận
Thận còn là cơ quan chính điều hòa nội môi. Chức năng thận bị suy sẽ gây rối loạn các yếu tố của nôi môi như: pH, nồng độ các ion kim loại, nồng độ các muối… tạo ra những điều kiện khác tham gia vào quá trình kết tủa của muối urate natri gây bệnh gút.
Thận là một cơ quan của cơ thể, có quan hệ phối hợp họat động, ảnh hưởng qua lại với tất cả các cơ quan các hệ thống trong cơ thể. Trong mối quan hệ này, một cơ quan có thể tác động tốt hoặc xấu đến các cơ quan khác và ngược lại. Sự bất thường của một cơ quan có thể gây ra cả một hệ thống bất thường. Đây là cơ chế sinh bệnh của hầu hết các bệnh của cơ thể, và đặc biệt phức tạp trong bệnh gút và các bệnh mạn tính.
Những tổn thương trên thường kết hợp với nhau làm chức năng thận của bệnh nhân gút ngày càng suy giảm. Khi thận bị suy chức năng lại trực tiếp tham gia vào cơ chế sinh bệnh gút, tạo ra vòng xoắn bệnh lý thúc đẩy bệnh gút tiến triển nhanh đến giai đoạn muộn rất khó điều trị.Ở bệnh nhân gút, tinh thể urate natri lắng đọng ở nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó thận là cơ quan có lắng đọng rất sớm. Vi tinh thể urate natri lắng đọng trong xoang thận sẽ tạo ra sỏi thận có thể làm tắc đường tiểu, viêm đường tiểu, ứ nước, dãn thận… lắng đọng trong các ống thận gây viêm thận kẽ và tắc các ống thận làm tổn thương tổ chức nhu mô thận và giảm chức năng thận.
Điều trị bệnh gút kèm theo suy thận
Với những bệnh nhân gút có kèm theo bệnh thận và biến chứng ở thận, việc điều trị gặp khó khăn hơn nhiều những bệnh nhân gút thông thường. Để điều trị tốt, ngoài việc cân nhắc giữa việc phối hợp điều trị bệnh gút với việc điều trị phục hồi chức năng thận của bệnh nhân, cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
– Trong chẩn đoán bệnh gút bắt buộc phải có đánh giá về thận và tiết niệu.
– Khi có bệnh thận đi kèm bệnh gút phải chú ý điều trị bệnh thận trước, khi chức năng thận cải thiện mới đảm bảo cho việc điều trị gút.
– Thuốc dùng cho bệnh nhân phải đảm bảo không có tác dụng phụ gây tổn thương hay làm giảm chức năng thận.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi