HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Thuốc quý quanh ta

    Sâm Ngọc Linh (Sâm K5)

    1. Đặc điểm của sâm Ngọc Linh

    Cây sâm được phát hiện ở độ cao từ 1.200m trở lên (có tài liệu cho biết cao độ tìm thấy sâm Ngọc Linh là khoảng 1.500m), đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700-2.000m dưới tán rừng già, và cho tới nay chỉ có hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là có cây sâm này. Sâm mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh, một ngọn núi cao 2.578m với lớp đất vàng đỏ trên đá granit dày trên 50 cm, có độ mùn cao, tơi xốp và rừng nguyên sinh còn rộng, nên được gọi là sâm Ngọc Linh, tuy những nghiên cứu thực địa mới nhất cho thấy sâm còn mọc cả ở núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đỉnh núi Ngọc Am thuộc Quảng Nam, Đắc Glây thuộc Kontum, núi Langbian ở Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng cũng rất có thể có loại sâm này. Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thoạt nhìn rất giống nhân sâm Triều Tiên, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc do thân khí sinh rụng hàng năm để lại.
     
     
    Cây và hoa sâm Ngọc Linh
     
    Sâm Ngọc Linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, có đường kính thân độ 4-8mm, thường tàn lụi hàng năm tuy thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm. Thân rễ có đường kính 1–2 cm, mọc bò ngang như củ hoàng tinh trên hoặc dưới mặt đất độ 1–3 cm, mang nhiều rễ nhánh và củ. Các thân mang lá và tương ứng với mỗi thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5-0,7 cm, tuy sâm chỉ có một lá duy nhất không rụng suốt từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 và chỉ từ năm thứ 4 trở đi mới có thêm 2 đến 3 lá. Trên đỉnh của thân mang lá là lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3-5 nhánh lá. Cuống lá kép dài 6-12mm, mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả với độ dài 12–15 cm, rộng 3–4 cm. Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt. Cây 4-5 năm tuổi có hoa hình tán đơn mọc dưới các lá thẳng với thân, cuống tán hoa dài 10–20 cm có thể kèm 1-4 tán phụ hay một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Mỗi tán có 60-100 hoa, cuống hoa ngắn 1-1.5 cm, lá đài 5, cánh hoa 5, màu vàng nhạt, nhị 5, bầu 1 ô với 1 vòi nhụy. Quả mọc tập trung ở trung tâm của tán lá, dài độ 0,8 cm-1 cm và rộng khoảng 0,5 cm-0,6 cm, sau hai tháng bắt đầu chuyển từ màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục, khi chín ngả màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Mỗi quả chứa một hạt, một số quả chứa 2 hạt và số quả trên cây bình quân khoảng 10 đến 30 quả.
     
    Mọc dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn, thích hợp với nhiệt độ ban ngày từ 20°C-25°C, ban đêm 15°C-18°C, sâm Ngọc Linh có thể sống rất lâu, thậm chí trên 100 năm, sinh trưởng khá chậm. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân rễ, củ và ngoài ra cũng có thể dùng lá và rễ con. Vào đầu tháng 1 hàng năm, sâm xuất hiện chồi mới sau mùa ngủ đông, thân khí sinh lớn dần lên thành cây sâm trưởng thành có 1 tán hoa. Từ tháng 4 đến tháng 6, cây nở hoa và kết quả. Tháng 7 bắt đầu có quả chín và kéo dài đến tháng 9. Cuối tháng 10, phần thân khí sinh tàn lụi dần, lá rụng, để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm và cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông hết tháng 12. Chính căn cứ vào vết sẹo trên đầu củ mỗi mùa đông đến mà người ta có thể nhận biết cây sâm bao nhiêu tuổi, phải ít nhất 3 năm tuổi tức trên củ có một sẹo (sau 3 năm đầu sâm chỉ rụng một lá) mới có thể khai thác, khuyến cáo là trên 5 năm tuổi. Mùa đông cũng là mùa thu hoạch tốt nhất phần thân rễ của sâm.
     
    2. Dược tính và công dụng của sâm Ngọc Linh
     
    Từ năm 1973 đến nay, đã có nhiều cơ quan, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, và gần 50 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ, tiến sĩ từ các công trình nghiên cứu về loài cây quý hiếm này.
     
    Trong hai năm 1974 và 1975, Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu thấy thành phần saponin triterpen của tam thất, nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau, màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau. Theo đánh giá của Nguyễn Minh Đức, Võ Duy Huấn trong nǎm 1994 thì từ sâm Ngọc Linh đã chiết được 50 hợp chất, xác định cấu trúc hóa học cho thấy 26 hợp chất có cấu trúc đã biết (thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật) và 24 saponin pammaran có cấu trúc mới không bắt gặp tại các loại sâm khác trên thế giới. Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen, nhưng cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất (khoảng 12-15%) và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax. Ngoài ra trong sâm Ngọc Linh còn có 14 axít béo, 16 axít amin (trong đó có 8 axít amin không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng.
     
    Những kết quả nghiên cứu mới nhất bổ sung thêm danh sách saponin và axít amin dài hơn nữa. Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt cán bộ Viện Dược liệu thì về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh hiện nay (2007) đã phân lập được 52 saponin trong đó 26 sanopin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Trong lá và cọng đã phân lập được 19 saponin pammaran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới. Đã xác định được trong sâm Ngọc Linh 17 axít amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%. Vì cơ cấu hóa học đặc biệt của nhân sâm Ngọc Linh nên tác dụng chữa bệnh rất đa dạng.
     
    Các tác dụng dược lý điển hình của nhân sâm Ngọc Linh là:
     
    – Tăng thể lực, chống nhược sức chống suy nhược cơ thể.
     
    – Kích thích các hoạt động não bộ chống suy nhược tinh thần.
     
    – Tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục chống suy nhược sinh dục.
     
    – Tăng tạo hồng cầu, tiểu cầu chống chữa thiếu máu, suy tiểu cầu.
     
    – Đặc hiệu với vi khuẩn Streptococi chữa viêm họng hạt.
     
    – Antistress giải lo âu và chống trầm cảm chống các bệnh lý gây ra bởi stress.
     
    – Tăng cường chức năng gan và bảo vệ tế bào gan chống xơ gan và giải độc gan.
     
    – Giảm cholesterol huyết, giảm lipit, tăng HDL chữa xơ vữa động mạch.
     
    – Giảm đường huyết hiệp lực với thuốc hạ đường huyết chống bệnh tiểu đường.
     
    – Điều hòa hoạt động tim mạch chống loạn nhịp tim và hạ huyết áp.
     
    – Chống ôxy hóa (Antioxidant) chống lão hóa.
     
    – Phòng chống các loại ung thư hỗ trợ thuốc chữa ung thư.
     
    – Gia tăng sức đề kháng không đặc hiệu chống suy giảm miễn dịch.
     
    3. Cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả
     
    Người mua sâm Ngọc Linh lo lắng nhất là: làm sao để nhận biết được đâu là sâm Ngọc Linh thật và đâu là Tam thất hoang (chỉ có tam thất hoang là loại gần giống nhất dùng để giả sâm Ngọc Linh). 
     
    Sâm Ngọc Linh (bao gồm sâm trồng của Quảng Nam, sâm trồng của Kon Tum, sâm tự nhiên) thì hầu như là không còn hoặc còn nhưng số lượng rất rất ít, củ sâm tự nhiên rất nhỏ. Có củ gốc lớn, rễ nhiều, khi nhai lát sâm thì mềm và thơm. Mỗi năm chỉ rụng một mắc trên một nhánh của củ sâm (nghĩa là một củ sâm ngọc linh có thể tẻ ra 2 -3 hoặc 4 nhánh và phát triển, nhánh sâm tẻ ra rất rõ ràng. Mà thường thì ta hay gặp củ sâm chỉ có một nhánh).
     
     
     
    Sâm Ngọc Linh thật
     
     
     
    Sâm ngọc linh thật mỗi năm chỉ có một thân
     
     
     
    Củ tam thất này mọc 1 lúc 4 cành có nghĩa một năm có thể tạo thành 4 mắc
     
    Sâm Ngọc Linh
     
    Tam thất hoang (Sâm Ngọc Linh giả)
     
    Sâm ngọc Linh
     
    Sâm Ngọc Linh thật và sâm Ngọc Linh giả khi cắt lát
     

    Hình Dạng

    + tam thất Hoang: dài loằng ngoằng, rất nhiều mắc, trên thân mọc ít nhất 2 đến 13 mắc/năm  (1 năm tam thất có thể tạo thành 2 đến 13 mắc sâm) và hiện nay nhiều người bán khi nhập tam thất về đều bẻ hết chỉ  để lại 1 nhánh. Củ tam thất không có củ gốc hoặc có nhưng rất nhỏ  và rất ít rễ con xung quanh. Tam thất có rất nhiều loại (tam thất gừng, tam thất móng trâu, tam thất hoang…) nhưng tam thất hoang là loại gần giống nhất dùng để giả sâm ngọc linh. Tam thất hoang được chia thành 5 loại khác nhau dựa trên màu sắc của lõi tam thất: trắng – đỏ tía – xanh – vàng – xám ghi, và trong 5 loại đó chỉ có loại màu vàng & xám ghi là có thể dùng trực tiếp mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và 3 loại còn lại nếu dùng trực tiếp có thể gây ngứa cổ & phồng rộp miệng hoặc có thể gây chết người ..
     

    –  Mùi & vị :

    + tam thất hoang không có mùi thơm của sâm , vị đắng gắt khó chịu , lát sâm khi nhai cứng và xơ

    sâm ngọc linh có mùi thơm dịu , vị đắng  thanh ( ngọt thanh )  đặc trưng của sâm  ( nếm thử sâm ngọc linh sau khi nếm thử tam thất thì nhận biết được sự khác nhau rất rõ ràng )

    – Hoạt Chất & Kiểm Định :

    + Tam thất hoang vẫn có thành phần GR2 , G-RB1 , G-Rg1 tương tự như sâm ngọc linh nhưng tỉ lệ chỉ bằng 60% so với sâm ngọc linh (  tam thất hoang là một chi của sâm ngọc linh , ta có thể gọi tam thất hoang là anh em bà con xa của sâm ngọc linh ) . Chính vì điều này nên người bán tam thất hoang rất tự tin khi khách yêu cầu đi kiểm định  và trung tâm kiểm định bằng phương pháp hóa học kết luận “ mẫu gởi kiểm định có thành phần tương tự như sâm ngọc linh “ . Không bác bỏ nhưng cũng không công nhận mẫu gởi là sâm ngọc linh , và người tiêu dùng vẫn bị mua nhầm với số tiền bỏ ra không hề nhỏ .

    sâm ngọc linh thì hiển nhiên là phải có đầy đủ các hoạt chất GR2 ,G-RB1 ,G-Rg1 cao hơn hẳn tam thất hoang

    Tóm lại: Người tiêu dùng cần hiểu rằng sâm ngọc linh tự nhiên hiện nay không còn trên thị trường. Trên thị trường hiện nay chỉ có sâm trồng tự nhiên và sâm trồng bán hoang dã . 

    Dược An Bình mong muốn được đưa sản phẩm Sâm Ngọc Linh ( quà tặng của trời đất ) đến tay người tiêu dùng cả nước 
     
    Quý khách muốn mua hàng đảm bảo chất lượng xin vui lòng liên hệ  ĐT: 0903235129

     

    DMCA.com

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần