1. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ do nắng nóng
Đột quỵ do nắng nóng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc kéo dài với môi trường có nhiệt độ cao như ở ngoài trời nắng nóng hoặc phải làm việc trong các lò gốm sứ, lò rèn, lò luyện kim… trong điều kiện độ ẩm không khí cao, không thông thoáng. Đây được gọi là đột quỵ do nắng nóng hông do gắng sức, thường xảy ra với người già yếu, người có các bệnh mạn tính như bệnh tim, phổi…
Đột quỵ do nắng nóng cũng xảy ra ở những người phải làm việc với cường độ cao liên tục dưới trời nóng ẩm như các vận động viên chạy việt dã, đua xe đạp hoặc nông dân lao động chân tay trên những cánh đồng. Đây được gọi là đột quỵ nắng nóng do gắng sức. Dựa vào cơ chế sinh bệnh học, đột quỵ do nắng nóng được hiểu là một tình trạng tăng thân nhiệt gây đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó tổn thương thần kinh là nổi bật.
Tập luyện dưới trời nắng nóng dễ dẫn đến đột quỵ
Bệnh cảnh do nắng nóng rất đa dạng, biểu hiện từ mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi (say nắng nóng) đến mức độ nặng, nguy kịch có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về thần kinh, mặc dù được điều trị tích cực (kiệt sức, đột quỵ do nắng nóng).
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ đột quỵ do nắng nóng đó là nhóm đối tượng trẻ em và người già; một số người có đáp ứng kém hay kém thích nghi với nhiệt độ cao; phải làm việc hoặc tập luyện quá lâu ở môi trường nắng nóng; tiếp xúc đột ngột với môi trường nắng nóng; thiếu các trang bị bảo hộ ngăn ngừa nắng nóng; người đang sử dụng một số thuốc như thuốc lợi tiểu gây mất nước, điện giải, các thuốc chẹn beta giao cảm điều trị tăng huyết áp, các thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, các chất ma túy loại amphetamines hoặc cocaine và cuối cùng là người đang có các bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh phổi, người béo phì, người cơ thể không được khỏe hoặc ăn uống không đầy đủ.
2. Biểu hiện của đột quỵ do nắng nóng
Nạn nhân của đột quỵ do nắng nóng là những người đi nắng lâu và không có phương tiện che đỡ hay phải tiếp xúc với nguồn nhiệt cao và lâu (gần các lò nung vôi, gốm…) hoặc phải vận động gắng sức trong môi trường nắng nóng kéo dài. Các biểu hiện ban đầu luôn có như vã mồ hôi, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, nôn mửa, sau đó xuất hiện chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít, sốt cao có khi tới 44 độ C, da và niêm mạc khô, trụy mạch. Cá biệt có trường hợp có tụ máu dưới màng cứng và trong não. Nặng hơn, nạn nhân sẽ có biểu hiện thương tổn thần kinh như li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
3. Cách xử lý và phòng bệnh
Trước một nạn nhân bị đột quỵ do nắng nóng việc đầu tiên là phải tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước và càng sớm càng tốt bằng các biện pháp như đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi hết quần áo; chườm lạnh bằng nước đá khắp người hoặc phun nước lạnh hay nhúng cả người nạn nhân vào bể nước lạnh. Khi nhiệt độ xuống 380C, đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát. Sau đó có thể cho nạn nhân uống aspirin, hoặc aminazin rồi nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi điều trị.
Tại cơ sở y tế, nạn nhân sẽ được hồi sức hô hấp, tuần hoàn, điều chỉnh thăng bằng điện giải, kiềm toan, truyền dịch khoảng 5 lít (đường 5%; NaCl 0,9%), chống suy thận cấp do tiêu cơ vân. Khi cần, phải tiến hành lọc máu cho nạn nhân và điều chỉnh rối loạn các tạng khác: suy gan, rối loạn đông máu, chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ… cho tới khi nạn nhân phục hồi.
Cách phòng ngừa đột quỵ trong mùa nóng
– Uống nhiều nước: Không gì quan trọng hơn việc cung cấp đủ nước cho cơ thể, nhất là trong những ngày nắng nóng. Cơ thể bạn cần nước để đào thải chất độc, thanh nhiệt, điều hòa nhiệt độ và hỗ trợ cho các hoạt động cơ bản khác.
– Mặc quần áo màu sáng, chất liệu mát: Tuyệt đối không mặc những bộ đồ ôm sát, gây nóng, ngạt khi ra nắng. Một bộ đồ có màu sáng sẽ giúp bạn chống nóng tốt hơn.
Thoa kem chống nắng, đeo kính, đội mũ để bảo vệ cơ thể trong ngày hè
– Bảo vệ cơ thể: Luôn nhớ bảo vệ cơ thể khi ra nắng bằng cách thoa kem chống nắng, đội mũ, đeo kính chống chói.
– Không ra ngoài trời: Nếu có thể, tốt nhất không nên tham gia các hoạt động vận động ngoài trời từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Vào thời điểm này nắng chứa nhiều tia tử ngoại nhất, chưa kể nhiệt độ cao kết hợp với những trò vận động quá sức sẽ khiến bạn nhanh mệt và dễ bị cơn đột quỵ tấn công.
– Vận động hợp lý: Không tập thể dục quá nhiều trong mùa nóng, đặc biệt không nên tập thể dục trong phòng kín không có máy điều hòa hay cửa sổ.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh