1. Canh mướp đắng nấu với thịt nạc
Mướp đắng là một loại quả có tính mát, chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin C. Mướp đắng có tác dụng: làm giảm ảnh hưởng của đường đối với cơ thể, ức chế ung thư, hoạt động kháng virus, ngăn chặn virus lây nhiễm cho các tế bào của con người….
Một bát canh mướp đắng nấu với thịt nạc là món ăn mát, bổ dưỡng, giúp cho nhiệt độ cơ thể được ôn hòa và tăng cường hệ miễn dịch trong những ngày nắng nóng.
2. Canh ngao nấu bầu
Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa đái dắt, đái đường… Hạt bầu còn có công dụng chữa lợi sưng đau, chân răng lở ngứa…
Ngao có giá trị dinh dưỡng cao, giúp cơ thể bổ sung đầy đủ chất và tăng cường khả năng chống bệnh.
Kết hợp nấu ngao với bầu là một món ăn bổ dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, chống táo bón…và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Canh ngao nấu bầu là một món ăn bổ dưỡng
3. Canh cá nấu măng chua
Các cụ xưa có câu”Ăn cá nhiều sẽ thông minh” bởi vì trong cá có chứa nhiều protein, chất khoáng và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và D.
Ngày hè nắng nóng, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút…Vì vậy bổ sung protein cho cơ thể là việc làm cần thiết. Món ăn canh cá nấu măng với vị chua nhẹ có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe, đặc biệt là cung cấp chất Omega 3 cho trẻ nhỏ. Khi ăn từng miếng măng ngấm gia vị, quyện dầu ăn và mỡ từ cá mềm thơm, bữa ăn sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn.
4. Canh nấm, thịt nạc
Nấm ăn được sử dụng làm thực phẩm vì giá trị dinh dưỡng và protein cao, ít chất béo, chứa nhiều vitamin (nhóm B và C, D), giàu nguyên tố vi lượng (sắt, selen, natri, kali, magiê và phốt pho). Thông dụng nhất là mộc nhĩ đen, ngân nhĩ, nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, nấm trư linh…Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Canh nấm kết hợp với thịt nạc là món ăn ngon, kết hợp một cách hài hòa, đơn giản nhưng tạo nên một giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe gia đình bạn.
Canh nấm là món ăn giàu protein
5. Canh hoa thiên lý, giò sống
Hoa thiên lý hay còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương được đông y cho rằng có tính ngọt, tính bình, có thể giải nhiệt, chống rôm sảy, còn là vị thuốc có công hiệu an thần, tư bổ tâm, giúp ngủ ngon giấc. Hoa thiên lý có tác dụng chữa: trĩ ngoại, sa dạ con, mất ngủ, mụn nhọt…
Canh hoa thiên lý nấu với giò sống tạo nên một món ăn thơm với hương vị từ thiên lý và thanh ngọt từ giò sống. Món canh được dùng để đẩy lùi chứng rôm sảy cho trẻ nhỏ trong những ngày hè oi ả.
Những món ăn cần tránh
Hoa quả nhiệt, nóng
Hoa quả hàm chứa vitamin, vì vậy rất nhiều người sẽ lựa chọn như một cách bổ sung lượng nước và vitamin, khoáng chất vào mùa hè.
Tuy nhiên, khi lựa chọn hoa quả cần phải chú ý hạn chế các loại hoa quả như: vải, nhãn, đào, lựu… vì ăn quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng nhiệt, nóng trong người.
Ăn nhiều vải có thể dẫn đến nhiệt, nóng người
Những loại hạt có vỏ cứng
Các loại hạt có vỏ cứng như hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, hạt thông… ăn nhiều đều gây nhiệt, nóng trong người do nhiệt lượng trong các loại hạt này khá cao. Ví như trong 50g nhân hạt hướng dương có nhiệt lượng tương đương với một bát cơm to.
Thịt
Nhiệt độ mùa hè làm ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, máu thường đặc hơn. Nếu ăn nhiều thịt thời gian này sẽ làm cho tinh thần càng thêm tồi tệ.
Ăn quá nhiều thịt ngày nóng cũng sẽ làm cho canxi trong cơ thể giảm thấp, như vậy sẽ tăng thêm khuynh hướng bộc phát tức giận và phẫn nộ.
Ngoài ra ăn quá nhiều thịt còn gây xơ cứng mạch máu, góp phần làm tăng huyết áp.
Canh gà
Mùa hè cần phải lấy thanh đạm để bồi bổ vì thế nên thay thế các món canh gà đen, gà quê bằng canh vịt hoặc canh chim bồ câu.
Nên thay thế canh gà bằng canh vịt trong mùa hè
Đường
Mùa hè nếu ăn nhiều đường ngọt sẽ làm tăng đường huyết. Khi đường huyết tăng quá cao, một mặt sẽ thúc đẩy vi khuẩn trên da sinh sôi, dễ gây ra mụn nhọt; mặt khác sẽ sản sinh các chất mang tính axit, làm mất cân bằng kiềm trong hệ tuần hoàn, từ đó làm cho sức đề kháng yếu, khả năng miễn dịch giảm thấp.
Thực phẩm hàn lạnh
Thực phẩm hàn lạnh mặc dù tạm thời có thể hòa giải được cái nóng mùa hè nhưng sẽ làm cho vòm họng bị kích thích , gây ra đau răng, viêm lợi đồng thời còn kích thích tỳ vị, dạ dày, ảnh hưởng dịch dạ dày bài tiết và làm giảm cảm giác thèm ăn, gây ra tiêu hóa không tốt, chán ăn, phần bụng đau sưng, đi ngoài vv.
Thực phẩm dầu mỡ
Mùa hè ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ sẽ gia tăng thêm gánh nặng của dạ dày, đường ruột, làm cho tuần hoàn máu bị giảm, ảnh hưởng đến dạ dày, đường ruột, gây chướng bụng, không thiết ăn uống, càng gia tăng mệt mỏi.
Uống quá nhiều nước 1 lúc
Người bị say nắng không nên uống quá nhiều nước một lúc, mà nên áp dụng phương pháp uống nhiều lần, mỗi lần không nên vượt quá 300ml là thích hợp nhất.
Nếu uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, còn gây ra nhiều mồ hôi, khiến cơ thể mất nước và muối nặng hơn.
Nấu một món ăn ngon, bổ dưỡng không phải là khó, nhưng để đảm bảo món ăn đó được nấu một cách khoa học, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình theo điều kiện thời tiết thì không phải ai cũng làm được.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh