Sự lành của một vết thương bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn có xuất huyết và viêm. Ở giai đoạn này, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng – mưng mủ. Giai đoạn tạo mô hạt để làm đầy vết thương và giai đoạn tái tạo biểu bì để vết thương lành hoàn toàn.
– Ăn đầy đủ chất đạm (protein), đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới cũng như các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương. Do đó nếu chế độ ăn quá nghèo đạm hoặc ở người bị suy dinh dưỡng, người có bệnh lý làm giảm đạm trong cơ thể, người bị rối loạn chuyển hóa đạm thường vết thương lành sẹo chậm hơn, hoặc có khi không lành được do thiếu đạm quá nặng. Mỗi ngày cần ăn khoảng 200g các thức ăn cung cấp chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ…
Các loại thực phẩm giàu chất đạm và vitamin
– Nên dùng những thực phẩm giàu các vitamin A, B, C, K…
Vitamin C hoạt động như một đồng yếu tố trong quá trình sản sinh collagen, giúp gia tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng ở vết thương, làm gia tăng sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể… Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như cà chua, ớt chuông, khoai tây, rau bina, trái cây thuộc họ cam quít, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải, ổi, các loại rau có lá màu xanh sẫm…
Vitamin A giúp chữa lành vết thương nhờ kích thích sự tổng hợp collagen và sự đa dạng hóa của các nguyên bào sợi cũng như kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Vitamin A có nhiều trong các loại rau màu lá xanh sẫm, các loại quả màu vàng như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, bí ngô, gan động vật, các sản phẩm chế biến từ bơ sữa.
Vitamin K cũng rất quan trọng vì trong quá trình đông máu ở giai đoạn đầu tiên của việc chữa lành vết thương, vitamin K đóng vai trò chính. Vitamin K có nhiều trong các loại rau có lá màu xanh đậm, bông cải trắng, cải bắp, bông cải xanh, nho, bơ, kiwi…
Nên dùng những thực phẩm bổ máu chứa sắt, acid folic, vitamin B12 vì máu sẽ giúp mang protein, vitamin, khoáng chất và oxy đến nuôi dưỡng các mô bị tổn thương. Đồng thời, mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, dọn dẹp các chất thải như xác vi trùng chết, xác các tế bào đã chết. Trong quá trình tổng hợp collagen, sắt cần thiết cho việc chuyển hóa của các chất proline và lysine. Thực phẩm bổ máu gồm thịt bò, huyết, gan, trứng, sữa, các loại rau có lá màu xanh đậm…
Nên dùng những loại thực phẩm giàu kẽm và selen. Đây là những loại chất khoáng giúp mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn. Kẽm có nhiều ở các loại hải sản (nghêu, sò, ốc, hào, tôm…), gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…). Selen cũng có nhiều trong cá, hải sản và trứng, vừa phải ở thịt gia cầm, đậu hạt.
Hải sản chứa nhiều chất kẽm giúp vết thương mau lành
Cần tránh những thực phẩm trước đây ăn hay bị dị ứng vì dị ứng sẽ gây tăng hiện tượng viêm tại chỗ, tạo mủ.
Đối với người cao tuổi, người suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch… thì vết thương thường chậm lành hơn, do đó cần cung cấp thêm các loại thực phẩm giàu năng lượng như các loại sữa cao năng lượng với đầy đủ hàm lượng chất đạm, vitamin, khoáng chất cần thiết, có thể bổ sung 1 – 2 ly/ngày ngoài các bữa ăn chính để giúp cho vết thương được mau lành hơn.
Để có một vết thương mau lành như ý muốn thì ngoài việc quan tâm chăm sóc vết thương bạn nên có một chế độ ăn đa dạng, cân đối và ưu tiên dùng những loại thực phẩm giúp mau lành vết thương, bỏ thuốc lá, không ăn những thức ăn từng bị dị ứng…
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh