1. Lịch sử phát triển của phương pháp thôi miên chữa bệnh
500 năm trước Công nguyên, thôi miên đã được hình thành ở Ai Cập. Nhưng thời kỳ đó, thôi miên được hiểu như phép thuật bởi chính những người có khả năng này đã sử dụng nó để “đuổi tà ma”.
Đến thế kỷ XIX, sau khi bác sĩ người Anh James Braid nghiên cứu và ứng dụng thôi miên vào quá trình điều trị như cắt cơn đau, giảm đau… nhất là trong nha khoa thì thôi miên mới được nhìn nhận như một phương pháp y khoa.
Nhiều người nghĩ thôi miên là một phép thuật kỳ bí hay là một năng lực siêu nhiên mà hiếm người có được. Nhưng không hẳn như vậy, thôi miên được giải thích là một “kỹ thuật” đúng như các chuyên gia y học đã nhận định. Và “kỹ thuật” ấy đang ngày càng được phát triển như một phương pháp trị liệu để mang lại sức khỏe, tinh thần thoải mái cho con người, nhất là trong đời sống nhiều áp lực hiện nay.
Thôi miên đã được công nhận là một liệu pháp chữa bệnh
Những mốc lịch sử ấn tượng ấn tượng của phương pháp thôi miên
Năm 1955: Hiệp hội các bác sỹ Anh quốc công nhận thôi miên là một liệu pháp chữa bệnh chính thức và có hiệu quả.
Năm 1958: Hiệp hội các bác sĩ Hoa Kỳ công nhận thôi miên là một liệu pháp chữa bệnh chính thức. Từ đó tất cả các khoa Y (trường Đại học Y) tại Hoa Kỳ đều bắt buộc phải có bộ môn Thôi miên trong các khóa giảng dạy. Tiếp đó là sự công nhận tại các nước như Thụy Sĩ.
Tháng 2/2006, Hội đồng Giám định tâm lý, y khoa (Wissenschaftliche Beirat Psychotherapie) của Đức đã nhóm họp và chính thức công nhận liệu pháp thôi miên là một liệu pháp khoa học lớn… Chính thức công nhận thôi miên là một liệu pháp trị liệu đặc biệt hiệu quả và được phép trị liệu độc lập giống như bất cứ một khoa nào khác trong ngành y kể từ tháng 2/2006.
2. Tìm hiểu “kỹ thuật” thôi miên để chữa bệnh
Theo PGS.TS Trần Viết Nghị, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia: “Thôi miên là một liệu pháp điều trị tâm lý trực tiếp, thầy thuốc tác động vào tâm thần của người bệnh chủ yếu bằng lời nói, gây ra cho bệnh nhân một trạng thái ức chế không hoàn toàn của vỏ não, trạng thái trung gian giữa thức và ngủ hay còn gọi là trạng thái thôi miên. Trong trạng thái này, nhiều khu vực của vỏ não bị ức chế, nhưng riêng khu vực có liên quan đến phân tích lời nói vẫn “tỉnh táo”, tiếp nhận thông tin nên gọi đây là “điểm cảnh tỉnh”. Qua “điểm cảnh tỉnh” này, bệnh nhân có thể tiếp thu, thực hiện được những chỉ thị và mệnh lệnh của thầy thuốc”. Đây còn được gọi là ám thị. Và ám thị là như thế nào? Là tiếp nhận một cách thụ động những tác động tâm lý từ bên ngoài của một cá thể, từ đó gây ra những biến đổi nhất định về thể chất và tâm thần.
Còn khi nào thì ám thị? Khi tần số não từ tần số beta: 14-38hz (trạng thái bình thường) từ từ hạ xuống tần số alpha từ 8-14hz và tiếp tục hạ xuống tần số theta từ 4-8hz. Ở những dải tần số não ấy, bộ não của chúng ta có khả năng tập trung cao độ vào một vấn đề hay một sự việc nào đó gấp nhiều lần so với bình thường. Lúc đó, ý thức hệ hoàn toàn không quan tâm đến những vấn đề khác. Cũng ở những dải tần số não như vậy, khả năng tiếp nhận ám thị của não bộ đạt mức cao nhất. Đồng thời họ cảm nhận được thậm chí tới từng hoạt động của cơ thể.
Một hình ảnh được sử dụng trong kỹ thuật thôi miên
Th.S Nguyễn Mạnh Quân phân tích về hiệu quả của ám thị:
“Lúc ở trạng thái tiếp nhận ám thị cao nhất là lúc con người có thể tiếp xúc được với vô thức của mình để thông qua đó thay đổi được phần lớn những tư duy tiêu cực bằng những tư duy tích cực trong tiềm thức. Lập ra một hệ thống tư duy mới, cắt bỏ những nỗi sợ sệt, thay đổi và bỏ đi những cảm xúc tiêu cực có hại cho sức khỏe, hạnh phúc, công việc. Tìm và giải tỏa, tháo gỡ những cảm xúc và những nguyên nhân gây bệnh, cản trở mọi hoạt động trong cuộc sống… Bởi vậy, vì sao nói thôi miên là một phương pháp y khoa trị liệu mang lại sức khỏe, tinh thần cho con người”.
3. Trạng thái thôi miên thông dụng nhất
Có nhiều phương pháp gây ra trạng thái thôi miên nhưng thông dụng nhất và dẫn đến thôi miên có hiệu quả nhất là nơi được bố trí riêng biệt (phòng riêng), có ánh sáng lờ mờ, hoàn toàn im lặng, lời nói ám thị bệnh nhân phải đều đều để bệnh nhân cảm giác buồn ngủ và dần dần chìm vào giấc ngủ thôi miên.
Việt Nam sử dụng phương pháp thôi miên chữa các bệnh:
– Mất ngủ
– Trầm cảm
– Hoang tưởng
– Giảm béo
– Giảm các triệu chứng đau…
4. Lưu ý khi sử dụng phương pháp thôi miên để chữa bệnh
Liệu pháp thôi miên được sử dụng để trị liệu tâm lý độc lập, áp dụng điều trị một số loại bệnh ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau và đã đem lại một số kết quả đáng khả quan cho người bệnh. Tuy nhiên, theo phân tích của giới y học, không phải người nào cũng có thể điều trị được bằng liệu pháp thôi miên. Vì như đã nói, bản chất của thôi miên là ám thị nên với những người bị loạn thần cấp và mãn tính, động kinh, chậm phát triển, sa sút trí tuệ, mắc các bệnh tổn thực thì chống chỉ định thôi miên.
Hiện thôi miên đã được nghiên cứu sâu dưới dạng y học hiện đại nhưng đây không phải là “thần pháp” để chữa bách bệnh. Do đó, không được lạm dụng.
Bất kể một phương pháp điều trị nào cũng có những biến cố nhất định. Để giảm và tránh các biến cố xảy ra, bệnh nhân phải tuân thủ đúng chỉ định và chống chỉ định của bác sĩ, người điều trị bằng phương pháp thôi miên.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh