Nước tiểu bình thường thường trong hay có màu vàng nhạt ở một người khỏe mạnh. Tuy nhiên sẽ có lúc nước tiểu tạm thời đổi màu do các loại phẩm màu nhân tạo có trong những thực phẩm bạn ăn vào hoặc do một loại thuốc mà bạn đang uống. Những trường hợp đổi màu nước tiểu khác, kể cả trường hợp có máu trong nước tiểu đều là những dấu hiệu nguy hiểm về sức khỏe.
1. Nước tiểu đổi màu không đáng ngại
Nước tiểu vàng do thực phẩm
Các loại thực phẩm mà chúng ta thường ăn có ảnh hưởng đến màu sắc đến biểu hiện của nước tiểu. Ăn nhiều thực phẩm có dầu, gia vị và thịt sẽ làm cho nước tiểu có màu vàng đục. Ngoài ra, nước cam, sữa, rượu, củ cải đường cũng làm mất đi độ trong của nước tiểu. Ăn nhiều hoa quả, trái cây và rau sẽ làm nước tiểu trong và không có mùi. Nếu thay đổi khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp cho nước tiểu trở lại bình thường.
Nước tiểu vàng do uống không đủ nước
Một trong những nguyên nhân làm cho nước tiểu bị đục là do uống không đủ nước hàng ngày. Lượng nước không đủ để lọc hết những gì bên trong đường tiết niệu. Nếu đảm bảo uống từ 1-2 lít mỗi ngày, nước tiểu sẽ trở lại bình thường. Không nên uống quá nhiều vì nếu không sẽ khiến thận phải làm việc nhiều.
Nước tiểu vàng do uống thuốc
Có thể loại thuốc bạn dùng cũng làm ảnh hưởng đến màu nước tiểu như vitamin B, C có chứa phốt pho hoặc các loại thuốc trị đái tháo đường. B2 cũng làm nước tiểu của bạn đổi màu.
Nước tiểu đổi màu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh
2. Nước tiểu đổi màu cần được lưu ý
Nước tiểu màu vàng sẫm
Vi khuẩn, virut có thể xâm nhập và gây tổn thương đến đường tiết niệu, gây bệnh trong đường tiết niệu làm cho nước tiểu chuyển sang màu vàng đục. Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ kèm theo cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu.
Nước tiểu nổi bọt
Nếu bọt nước tiểu khá lớn hoặc lớn bé không giống nhau và tan đi nhanh chóng thì không nên lo lắng nhưng nếu thấy trên bề mặt của nước tiểu có một tầng bọt nổi lên, không tan ra, điều này có thể là biểu hiện của viêm thận thời kỳ đầu hoặc cảnh báo về bệnh viêm tiền liệt tuyến.
Nước tiểu vàng như trà đặc
Nếu ống dẫn từ túi mật bị viêm, kết sỏi tắc nghẽn, gan bị tổn thương, viêm gan đều làm cho nước tiểu có màu vàng. Nếu trong thời gian dài nước tiểu có màu vàng như trà đặc, bạn phải lưu ý đến các triệu chứng khác như vàng mặt, mệt mỏi, khó chịu và đau nhức ở bụng trên. Nếu có các biểu hiện trên thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm gan.
Nước tiểu có màu trắng đụng như nước vo gạo
Có 3 khả năng sau đây :
Viêm niệu đạo do lậu, chlamydia
Ngoài triệu chứng nước tiểu đục trên, các bệnh nhân còn có những triệu chứng khác như tiểu gắt buốt, đau lưng hông, sốt, tiểu có mủ. Khị bị những triệu chứng trên người bệnh nên đến các cơ sở y tế để có được chấn đoán chuẩn xác.
Tiểu mủ gặp trong trường hợp viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia, hoặc gặp trong trường hợp đường tiết niệu bị nhiễm trùng như: thận bị ứ mủ do sỏi, lao thận. Ngoài triệu chứng nước tiểu đục, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như tiểu gắt buốt, sốt, đau hông lưng. Khám, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh. Điều trị bằng kháng sinh. Phẫu thuật nếu có sỏi.
Tiểu dưỡng chấp
Tiểu dưỡng chấp là do có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, làm cho có dưỡng chấp trong nước tiểu. Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid.
Triệu chứng của tiểu dưỡng chấp là nước tiểu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này xảy ra từng đợt không liên tục. Có nhiều tháng bệnh nhân tiểu bình thường (lúc này xét nghiệm nước tiểu sẽ bình thường), sau đó bị lại.
Triệu chứng kèm theo là đau quặn thận gặp khoảng 54% trường hợp, tiểu gắt buốt gặp khoảng 24% trường hợp, do các cục dưỡng chấp gây tắc ở niệu quản hay niệu đạo. Ngoài ra, người bệnh sẽ có triệu chứng toàn thân như suy kiệt, sụt cân.
Tiểu phosphate
Là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Thường thì đi tiểu vào buổi sáng, nướcc tiểu có màu trắng đục như nước vo gạo khi để lặng đọng lại thì thấy cặn như vôi. Những lúc khác người đó đi tiểu trong. Tiểu phosphate không phải là một bệnh lí. Nhưng tình trạng đó kéo dài ngày và uống ít nước thì dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate đọng lại
Lưu ý: Nếu nước tiểu bị vàng chỉ 1-2 lần, thời gian ngắn và không kèm theo các triệu chứng khác thì hãy an tâm. Màu nước tiểu thay đổi có liên quan đến ăn uống và lượng nước uống vào và lượng mồ hôi. Nếu mồ hôi nhiều, uống ít nước, màu của nước tiểu cũng sẽ thẫm hơn, điều này có thể khắc phục được. Ngoài ra, khi vừa ngủ dậy, trong thận tích trữ nước tiểu của cả 1 đêm dài, vì vậy màu sắc của nước tiểu cũng khá thẫm và có mùi khá nồng, tuy nhiên sau khi bạn uống nước vào thì màu của nước tiểu sẽ nhạt hơn và mùi cũng bớt nồng hơn.
Đi tiểu ra máu
Trong nước tiểu kèm theo màu đỏ thì rất có khả năng bạn bị viêm nhiễm đường niệu đạo. Thông thường khi nước tiểu màu đỏ còn kèm theo cả triệu chứng như đi tiểu nhiều, tiểu buốt, hay buồn tiểu, đau từng đợt ở bụng, lưng v.v.
Nếu khi đi tiểu ra máu kèm theo đau nhức ở vùng eo lưng hoặc đau từng cơn ở vùng bụng thì có khả năng bị sỏi thận hoặc đường ống dẫn niệu kết sỏi. Nếu đi tiểu ra máu kèm theo chảy máu mũi, chảy máu răng, xuất huyết da thì có thể là do tiểu cầu trong máu giảm, bệnh hắc lào do dị ứng, thậm chí cả bệnh máu trắng. Vì vậy, khi có triệu chứng này phải ngay lập tức đi khám bác sỹ.
Lưu ý: Ăn cà rốt hoặc các loại rau quả có màu sắc đỏ tự nhiên thì có thể làm cho nước tiểu của chúng ta có màu đỏ. Nhưng hiện tượng này chỉ là tạm thời, uống một vài ly nước lọc vào là màu nước tiểu sẽ trở lại như cũ.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh