HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh gan mật

    Đắng miệng : biểu hiện bệnh gan mật

    Lưỡi là cơ quan giúp cơ thể nếm đủ các vị chua, ngọt, đắng, mặn, cay, dựa vào các đầu nhũ nhỏ li ti phân bố rất dày trên mặt lưỡi, có tế bào vị giác của nụ lưỡi truyền đến trung khu vị giác của lớp vỏ đại não là nơi hoạt động phân tích mùi vị.Nhưng có người khi ăn vào trong miệng có cảm giác mùi vị khác hoặc không ăn vào cũng có cảm giác mùi vị khác thường, có thể đó là khả năng mắc một bệnh nào đó.Các biểu hiện có thể là:

    Miệng đắng:

    viem gan,viem mat,mieng dang

    Miệng đắng là trong miệng có vị đắng, thấy nhiều ở chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật, điều này quan hệ tới sự trao đổi chất của dịch mật.

    Miệng đắng còn có thể thấy trong chứng bệnh ung thư. Người bệnh ung thư không chỉ mất cảm giác với đồ ngọt mà còn có cảm giác đắng ngày một tăng với mọi đồ ăn, điều này có quan hệ tới việc thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi của bệnh nhân.

    Theo Đông y, người có cảm giác đắng trong miệng, thường kèm cả chứng đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, tính tình nóng nảy dễ cáu giận, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng và vàng, mạch huyền… phần nhiều do gan, mật nhiệt gây nên. Người thấy đắng miệng thường có các chứng hàn nhiệt trở đi trở lại, phiền muộn, buồn nôn, ngán ngẩm không thiết ăn uống, nước tiểu đỏ vàng phần nhiều do nhiệt ở mật gây nên.

    Miệng ngọt

    Là trong miệng cảm thấy có vị ngọt, còn gọi là “khẩu cam”, dù là nước sôi cũng cảm thấy ngọt hoặc ngọt có pha một chút chua chua. Thường thấy ở người có rối loạn tiêu hóa, người bị đái tháo đường. Đông y cho rằng, ngọt miệng phần nhiều do công năng của tỳ vị không bình thường gây nên.

    mieng ngot,dai thao duong,roi loan tieu hoa,viem gan,viem mat

    Có hai loại, một loại miệng ngọt do tỳ vị nhiệt bốc lên, phần nhiều do ăn các đồ ăn cay quá sinh ra nội nhiệt cao hoặc ngoại cảm tà nhiệt tích đọng ở tỳ vị gây nên, biểu hiện miệng ngọt mà khát thích uống nước, hoặc môi lưỡi sinh mụn lở, đại tiện táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô, mạch nhanh. Loại miệng ngọt do khí âm tỳ vị lưỡng hư phần lớn do tuổi già hoặc bị bệnh lâu ngày gây tổn thương đến tỳ vị, làm cho hai khí âm của cả tỳ và vị đều hư, biểu hiện là miệng ngọt khô, uống nước không nhiều, hơi thở ngắn, người mệt mỏi, không thiết ăn uống, đầy bụng, đại tiện lúc lỏng lúc táo.

    Miệng mặn:

    mieng man,viem than man tinh,lo loet khoang mieng,than hu am

    Thấy nhiều trong viêm họng hạt mạn, viêm thận mạn tính, bệnh về chức năng cơ quan thần kinh hoặc lở loét khoang miệng. Theo Đông y, miệng mặn phần nhiều do thận hư gây nên như kèm theo các chứng mỏi lưng mỏi gối, váng đầu ù tai, mồ hôi trộm, di tinh, rêu lưỡi ít, mạch đập nhỏ gọi là miệng mặn do thận âm hư. Nếu có lạnh buốt chân tay, thần sắc uể oải, mỏi mệt rã rời, đi giải đêm nhiều lần, liệt dương, lưỡi dày, mạch trầm tế… gọi là miệng mặn do thận dương hư.

    Miệng chua:

    benh da day,loet da day,mieng chua,day bung,reu luoi mong vang

    Là tự thấy trong miệng có vị chua, gặp nhiều trong bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày. Đông y cho rằng miệng chua phần nhiều do nhiệt gan mật ngấm vào tỳ gây nên, thường kèm theo tức ngực, đau sườn buồn nôn, sau khi ăn thì đầy bụng, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch huyền.

    Miệng cay:

    cao huyet ap,mieng cay

    Là trong miệng cảm thấy có vị cay hay đầu lưỡi có cảm giác tê cay. Hiện tượng này thường thấy ở những người cao huyết áp. Đông y cho rằng miệng cay phần nhiều là phế nhiệt đầy ắp hoặc vị hỏa bốc lên gây ra, thường kèm các triệu chứng như ho khạc ra đờm màu vàng đặc, rêu lưỡi vàng mỏng.

    Miệng nhạt:

    Là chỉ vị giác trong miệng suy giảm, tự cảm thấy trong miệng nhạt nhẽo. Thường gặp ở những người mới viêm nhiễm hoặc vào thời kỳ hết viêm như viêm ruột, bị bệnh lỵ và các bệnh khác ở hệ thống tiêu hóa có sinh phát sốt kéo dài, còn gặp sau ca đại phẫu thuật, người thiếu dinh dưỡng.

    Ngoài ra miệng nhạt nhẽo vô vị, vị giác suy giảm thậm chí mất hẳn là một đặc trưng của bệnh ung thư, nhất là lại xuất hiện ở một người tuổi trung niên thì phải hết sức cảnh giác. Cần phân biệt với trường hợp người già, đầu nhũ vị giác thoái hóa, răng rụng, không còn đầy đủ, cũng do xương hàm bị teo với mức độ khác nhau làm cho việc nhai thức ăn không kỹ, thậm chí phải nuốt chửng, thức ăn không tiếp xúc đầy đủ với đầu nhũ vị giác dẫn tới tình trạng ăn không biết mùi vị.

    Đông y cho rằng miệng nhạt phần nhiều do tỳ vị suy nhược sau khi ốm, việc vận hóa suy yếu, thường kèm các triệu chứng chán ăn, chân tay mệt mỏi rã rời, bụng đầy chướng, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng.

    Miệng chát:

    Mieng chat,mat ngu,than kinh

    Hiện tượng này thường thấy ở những người có bệnh ở hệ thống thần kinh, thức thâu đêm không ngủ. Chỉ cần điều chỉnh lại thời gian ngủ là có thể loại được chát miệng. Cần chú ý một số khối u ác tính vào thời kỳ cuối phần nhiều bệnh có vị chát đắng.

    Miệng thơm:

    benh dai duong,mieng thom

    Tự thấy trong miệng có mùi thơm hoa quả gặp trong bệnh đái đường (tiêu khát) nặng, cần đưa đến bệnh viện ngay để kiểm tra, điều trị.

    Dược sĩ Hưng


    giai-doc-gan-an-binh

    Giải Độc Gan An Bình

    Gan tốt – Sức khỏe tốt

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang