Tiêu chảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, làm trẻ bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. Một số bà mẹ lo lắng khi con bị tiêu chảy, bụng yếu nên không dám cho bé ăn gì, chỉ uống sữa thay cơm. Theo em, điều này là hoàn toàn sai lầm.
Lý do là khi trẻ ốm, ăn ít đi vì bị tiêu chảy, khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng sẽ bị giảm đi một phần. Nếu mẹ càng tiếp tục không cho con ăn, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ bị thiếu hụt, dẫn tới không đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật, khiến con sụt cân nhanh chóng.
Đang cho con bú, mẹ sẽ không ăn đồ dầu mỡ, kiêng tanh
Nhiều người mẹ chỉ dám ăn thịt nạc thăn, thậm chí cơm với muối khi con bị tiêu chảy để đảm bảo an toàn cho bé. Tuy nhiên, điều này lại làm cho trẻ không nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ và ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tiết sữa của mẹ.
Chất tanh làm tiêu chảy nặng hơn
Đúng là trong tôm, cua, cá thường có các vi khuẩn gây tiêu chảy nên nếu nấu không chín kỹ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, chỉ cần các bà mẹ mua các thức này tươi ngon, chế biến kỹ thì không sao mà đó còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho bé.
Cho con ăn cháo với muối, đường
Cháo muối hay cháo đường không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé, càng khiến bé nhanh suy kiệt và không thể chống được bệnh tật. Đặc biệt, khi bé bị tiêu chảy, cần hạn chế cho bé ăn đường vì nó khó hấp thu và làm bé tiêu chảy nặng hơn.
Không cho trẻ ăn dầu mỡ
Các mẹ cho rằng việc cho con ăn các thức ăn có dầu mỡ, càng làm bé khó tiêu và tình trạng tiêu chảy sẽ kéo dài hơn. Nhưng thực tế, dầu mỡ là thành phần cần phải có trong bữa ăn của trẻ. Chất béo sẽ giúp hấp thu được tất cả các chất khác.
Ngoài ra, chỉ có chất béo mới giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamine A, vitamine K và vitamin E, đều là những loại vitamine giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống đỡ tốt với bệnh tật.
Vì thế, các bà mẹ không được ngừng cho bé ăn dầu mỡ khi con bị tiêu chảy. Trong bát cháo, bột của trẻ cần phải cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, đạm, chất béo và rau xanh. Nếu cho bé ăn nhiều đạm, không cho rau xanh hoặc cắt dầu, mỡ sẽ càng làm bé khó hấp thu và dễ rối loạn tiêu hóa.
Không cho trẻ ăn sữa chua
Sữa chua rất tốt cho trẻ. Thực tế, khi bé bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa thì càng nên ăn sữa chua. Trong sữa chua có một số chủng vi khuẩn có ích cho đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, do việc lên men nên sữa chua đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn.
Theo các bác sĩ, khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ nên đa dạng các loại thức ăn để bé đỡ chán, chế biến các thực phẩm ở dạng mềm, lỏng hơn để bé dễ tiêu hóa đồng thời cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày. Ngoài ra, trong giai đoạn này, phụ huynh nên tránh mua các loại đồ hộp, đồ ăn, đồ uống đóng gói sẵn cho bé.
Vậy, trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Em xin mách mẹ một vài công thức nấu cháo cho con đang bị đi ngoài phân
Cháo cà rốt thịt nạc ô mai
Cháo trị tiêu chảy cho bé yêu
Nguyên liệu: Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g.
Cách làm:
Cà rốt hấp chín, nghiền nhuyễn qua rây
Ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ,
Gạo rang vàng xay thành bột.
Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói.
Cháo rau sam
Nguyên liệu: Rau sam 90g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g.
Cách làm: Rau sam, hồng xiêm non cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ lọc qua rây lấy nước, bỏ bã.
Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín có thể nêm chút nước mắm
Cho con ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói.
Cháo hạt sen
Hạt sen thơm ngon kết hợp với hồng xiêm trị tướt bé ăn “thun thút” (ảnh minh họa)
Nguyên liệu: Hạt sen 100g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn hoặc đường nho 20g.
Cách làm: Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, lọc lấy nước, bỏ bã.
Hạt sen, gạo rửa sạch, ngâm nước cho mềm rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn nhỏ.
Cho bột gạo và hẹt sen vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ.
Cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được.
Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng.
Cháo gừng thịt heo bằm
Nguyên liệu: Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g, thịt nạc heo 50g.
Cách làm: Gạo vo sạch, để ngâm 30 phút cho nở
Cho gạo vào nồi với 200ml nước nấu lửa nhỏ đến khi chín nhừ
Thịt nạc heo và gừng băm nhỏ.
Cháo chín nhanh tay cho gừng và thịt băm vào khuấy đều.
Tắt bếp múc ra cho con ăn nóng.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh