Trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi có suy dinh dưỡng thấp còi đang ở mức cao 29%, đây là số liệu mới được công bố của Ủy ban Dân số – Gia đình và Trẻ em. Theo đó, nước ta là một trong 36 nước có tỷ lệ thấp còi trên thế giới. Thấp còi mang đến nhiều liên đới như: tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây, khả năng học tập, lao động kém hơn bạn cùng lứa tuổi, ảnh hưởng nhiều đến xã hội.
Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam chỉ đạt 163,7 cm ( thấp hơn 13,1 cm so với chuẩn). Đối với nữ là 153 ( thấp hơn 10,7 cm so với chuẩn). Điều này có nghĩa là sức bền và sức mạnh của thanh niên nước ta cũng ở mức thua kém so với quốc tế…
Các yếu tố có thể dẫn đến thấp còi sớm bao gồm: di truyền thấp, dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối, vận động ít, ngủ muộn, dậy thì sớm, mắc bệnh nhiễm trùng, giữ eo ở tuổi dậy thì…”. Đây là nguyên nhân thấp còi được BS Đào Thị Yến Phi – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM đưa ra
Chiều cao không phát triển do bệnh tật
Do điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết có nhiều biến động do vậy trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng như: viêm hô hấp, viêm amiđan, tiêu chảy… điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển chiều cao của bé. Những bé ăn nhiều nhưng trong cơ thể lại chứa một tập đoàn các kí sinh trùng gây hại, do vậy không thể phát triển chiều cao.
Những sai lầm ở tuổi dậy thì
Sự tích tụ mỡ ở cơ thể gây nên những rối loại chuyển hóa nội tiết tố dẫn đến dậy thì đến sớm hơn. Những bé sợ mập, ăn uống kiêng khem không đảm bảo chất để giữ eo thì độ tuổi dậy thì cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chiều cao của bé bị ảnh hưởng
Môi trường sống
Giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác nhân gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Những mỗi trường nhiều dịch bệnh xảy ra cũng ảnh hưởng lớn đến trẻ. Đặc biệt đối với các bé bị béo phì, suy dinh dưỡng sẽ dễ nhiễm bệnh làm trẻ tăng trưởng chậm
Ngủ muộn và lười vận động
Người Việt Nam vẫn có thói quen bao bọc con, không muốn cho con chạy chơi, tìm tòi hay khám phá những thứ mới mà họ cho là không an toàn, hoặc có đi đâu thì cũng được bố mẹ rước đi. Ít vận động thể dục, thể thao dành phần lớn thời gian để ngồi xem tivi…Trẻ con Việt Nam còn có khuynh hướng ngủ muộn sau 22 giờ, điều này làm rút ngắn đi giấc ngủ sâu. Cùng lúc đó, các nội tiết tố kích thích tăng trưởng chiều cao thường tiết ra lúc ngủ sâu.
Thiếu hiểu biết trong việc chăm sóc con
Chế độ ăn nhiều đạm, uống thiếu sữa, ăn nhiều chất béo và bột đường nhưng lại không đảm bảo đủ được lượng vitamin ( A, D, C…) và khoáng chất ( canxi, sắt, kẽm…) cũng dẫn đến tình trạng thiếu chiều cao ở trẻ
Quá trình mang thai cũng ảnh hưởng đến trẻ
Nếu trong quá trình mang thai, bà mẹ không đảm bảo chất dinh dưỡng thai nhi sẽ ảnh hưởng lớn đến trọng lượng và chiều dài của thai nhi. Đây là ý kiến của TS Trần Thị Minh Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM
Do di truyền
“Điều này chưa được xác định, tức là chưa ai biết khả năng di truyền về chiều cao của người Việt Nam là bao nhiêu. Nhưng, dựa trên thực tế những thế hệ được nuôi dưỡng tốt sau này, có thể dự trù tiềm năng chiều cao của dân ta không đến nỗi tệ”.Theo– Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM
Chiều cao chỉ phát triển trong một giai đoạn nhất định. Khi qua tuổi dậy thì không thể khắc phục những trẻ đã thiếu chiều cao. Để không hối tiếc, các bác sĩ BS Đào Thị Yến Phi: “Phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt để sinh con không thiếu cân sẽ thiếu chiều cao sau này. Cho bé bú sữa mẹ, chích ngừa phòng các bệnh nhiễm trùng, giữ môi trường lành mạnh, không hút thuốc…
Khi bé lớn cần cho ăn đa dạng để không thiếu các vi chất ảnh hưởng đến tăng trưởng, bổ sung sinh tố liên quan đến chiều cao, tăng trưởng.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh