HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Cảnh báo bệnh viêm tai giữa ở trẻ em vào mùa mưa

    Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm, thường tạo dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng. Đứng thứ 2 sau các bệnh đường hô hấp viêm tai giữa là chứng bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ và cũng không hiếm gặp ở người lớn.
     
    Nguyên nhân của bệnh
     
    Cấu tạo của tai trong của trẻ được kết nối với mặt sau của cổ họng bằng một ống nhỏ, gọi là ông thính giác. Bình thường ống này vẫn mở, cho phép chất lỏng, cùng các tạp chất dư thừa ra khỏi tai và mặt sau của cổ họng. Trường hợp ống này đóng lại, chất thải không thoát ra được, lúc này các vi khuẩn, vi trùng sẽ dễ ứ đọng lại trong tai và gây nhiễm trùng. Do ở trẻ nhỏ có ống thính giác ngắn hơn so với người lớn nên dễ bị tắc. Điều này là do cấu trúc trong tai của bé chưa hoàn thiện khiến trẻ có nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng tai cao.
     
     
    Một số yếu tố dưới đây nếu các mẹ không cẩn thận trẻ cũng dễ mắc phải bệnh viêm tai giữa:
     
    – Nhiều trường hợp viêm tai giữa bắt nguồn từ cảm lanh, những bé đã đến tuổi đi nhà trẻ được tiếp xúc với các bé khác ở nhà trẻ có nguy cơ cảm lạnh và bệnh viêm tai giữa cao.
     
    – Việc bé bị viêm tai giữa do hậu quả của việc sống trong môi trường khối thuốc lâu là điều cũng thường thấy
     
    – Khi mẹ cho bé nằm bú và mút sữa bằng bình thừa sữa từ trong tai có thể tràn vào ống thính giác, gây viêm. Đây cũng là lý do tại sao bé bú bình lại có khả năng bị viêm tai hơn các bé được bú mẹ. Bạn có thể ngăn cản điều này bằng cách giữ cho bé thẳng người khi bé bú bình.
     
    Việc cho bé đi thường xuyên bôi lội, nhất là ở những bể bơi hay môi trường nước không đảm bảo, thì trẻ cũng dễ bị mắc bệnh viêm tai ngoài mà không phải tai giữa. 
     
    – Đắc biệt các bé thường xuyên bị viêm mũi họng, vi khuẩn sẽ từ các ổ viêm này lan lên tai gây nên VTG.
     
    – Khác với người lớn ở các bé do, vòi nhĩ ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi trùng và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng, nếu em bé khóc, khi đó vòi nhĩ sẽ mở rộng thêm làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng chảy vào hòm tai.
     
    – Hệ thống niêm mạc đường hô hấp ở trẻ em rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những kích thích hóa, lý và cơ học bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai gây VTG.
     
    Dấu hiệu nhận biết
     
    Trẻ thường có các hiện tượng như quấy khóc, bỏ bú, nôn trớ, co giật, chán ăn. Ngoài ra trẻ còn có dấu hiệu sốt cao từ 39 – 40 độ C
     
    – Đối với những trẻ lớn hơn, trẻ sẽ kêu đau tai, thường xuyên lấy tay dụi vào tai và chỉ biết lắc đầu
     
    Một số trẻ còn có dấu hiệu đi ngoài, đi nhiều lần và xuất hiện cũng lúc với triệu chứng sốt
     
     
    Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa
     
    Trong khoảng 2 -3 ngày nếu các mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời cho bé, lúc này màng tai của các bé sẽ bị thủng sau đó mủ tự chảy ra ngoài lỗ tai.
     
    Nên điều trị nếu không sẽ dẫn tới viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai – xương chũm mạn tính, dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu sau này cho trẻ, cùng với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào.
     
    Làm thế nào để điều trị viêm tai giữa
     
    Tai bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ. Tai giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ hấp thu các loại thuốc và là một trong những cơ chế ngộ độc tai trong gây điếc nặng không hồi phục.
     
    Trước hết cần phải chắc chắn là bệnh nhân có bị viêm tai giữa hay không. Các bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của viêm tai giữa rồi tiến hành điều trị. Viêm tai giữa cấp thường chia làm 3 giai đoạn như sau: 
     
    Giai đoạn xung huyết
     
    Giai đoạn này chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân. Do vi khuẩn gây ra viêm tai giữa chủ yếu là liên cầu, Hemophius Infuenza, phế cầu… nên kháng sinh nhóm b lactam hiện vẫn là nhóm thuốc được ưa chuộng kết hợp với các thuốc chống viêm, giảm đau, chống phù nề, hạ sốt, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng. 
     
    Giai đoạn ứ mủ
     
    Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết.
     
    Giai đoạn vỡ mủ
     
    Lúc này dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Dẫn tới màng nhĩ sẽ bị thủng. Giai đoạn này thì việc điều trị bằng cách làm thuốc tai cho trẻ rất có ý nghĩa. Giai đoạn ứ mủ phải trích rạch hoặc giai đoạn vỡ mủ dùng nhóm thuốc chữa viêm tai phải an toàn với tai thủng như ciplox tránh sử dụng những thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh nhóm aminosid.
     
    Lời khuyên cho cha mẹ
     
     
    Các mẹ không nên tự dùng ôxy già nhỏ tai cũng có thể gây những tai biến đáng tiếc như làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, lúc này vết thương ở tai bé sẽ rất khó lành ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
     
    Nhiều trường hợp bố mẹ thấy con chảy nhiều nước ra cửa tai quá nên cạo các viên thuốc kháng sinh rồi rắc vào tai trẻ. Việc làm này rất nguy hiểm do những tá dược có trong thuốc viên sẽ gây bít tắc dẫn lưu dịch dẫn đến tình trạng dịch viêm không được dẫn lưu ra ngoài sẽ phá hủy sang phần xương chũm của tai giữa gây viêm xương chũm thậm chí gây biến chứng nội sọ đồng thời làm cho khi khám các thầy thuốc rất khó đánh giá đúng tình trạng của tai bệnh do không quan sát được màng tai.  
     
    Viêm tai giữa cấp có thể khỏi được hoàn toàn và không để lại di chứng nếu điều trị đúng. Tránh để bệnh chuyển thành viêm tai giữa mạn tính – loại bệnh phải can thiệp bằng phẫu thuật mà tai trẻ cũng không bao giờ trở về tình trạng bình thường được.
     
    Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa phải được thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa tai mũi họng. 
     
    Phòng ngừa vẫn hơn
     
     
    Nên điều trị viêm mũi xoang, loại bỏ các bít tắc ở vòm,có thể sử dụng phương pháp bệnh nhân bịt chặt hai mũi, phồng má thổi một hơi mạnh nhưng phải ngậm miệng để hơi không thoát ra.
     
    Nếu không nghe thấy tiếng hơi qua vòi đập vào màng nhĩ là nghiệm pháp âm tính, do vòi nhĩ bị tắc. 
     
    Lưu ý:
     
    – Đối với các trường hợp viêm đọng nhầy mủ ở vùng mũi họng – xoang – vòm thì không nên thổi hơi mà để bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng, nuốt nước bọt. Bạn cũng rất dễ bị chủng ngừa vi khuẩn phế cầu 
     
    – Nên đảm bảo môi trường nhà trẻ, không nên bơi lội khi tai có các dấu hiệu đau, tránh khói thuốc và giữ cho tai luôn khô sạch…

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội