Trẻ em rất dễ mắc các bệnh về mắt, trẻ chưa có ý thức bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân của môi trường xung quanh. Do vậy, các bậc làm cha làm mẹ cần biết về những thông tin các bệnh mắt mà trẻ thường gặp để giúp các bé phòng và chữa trị bệnh tốt nhất.
Các bệnh mắt thường gặp ở trẻ và cách điều trị
Bệnh đau mắt hột
Đây là một trong những chứng bệnh đau mắt phổ biến. Nhiều bà mẹ vẫn rất chủ quan, chỉ xem đây như loại bệnh có thể mua thuốc nhỏ mắt về tự nhỏ cho bé là xong. Tuy nhiên, nếu điều trị không cẩn thận có thể dẫn đến mù mắt.
Các bé mới nhiễm đau mắt hột thường là cấp tính, bé sẽ có cảm giác ngứa và khô rát mắt. Ngoài ra, tuyến hạch trước tai sưng to, điều này khiến cho đau mắt hột dễ nhầm sang với các bệnh viêm kết mạc khác. Trẻ bị đau mắt hột, sẽ thấy những hạt nhỏ li ti ở mắt, có khi mạch máu của giác mạc còn bị che lấp đi. Nếu điều trị sớm thời có thể dẫn đến viêm bờ mi, xệ mí, đục giác mạc…
Bệnh mắt hột do mắt điều tiết gây ra, thông qua con đường từ mắt đến tay, từ mắt đến vật bẩn để lây lan. Do vậy, các mẹ cần tạo cho bé thói quen giữ vệ sinh, không dùng tay dụi mắt, chỉ dùng khăn mùi xoa riêng của mình, không nên rửa mặt bằng chậu, nên rửa mặt bằng tay dưới vòi nước sẽ tốt hơn. Vệ sinh đồ dùng cá nhân ở trường cẩn thận. Khi phát hiện trong gia đình có người đau mắt hột nên tiến hành điều trị tập thể cả gia đình để ngăn chặn lây lan.
Mọc chắp (lẹo) ở mắt
Lẹo ở mắt
Đây là triệu chứng viêm mủ mí mắt. Ban đầu, mí mắt bị sưng, đỏ và đau. Sau đó, mí mắt nổi lên một nốt bé hơn hạt gạo, nếu ấn tay vào sẽ thấy rất đau. Nếu nốt bị vỡ sẽ làm mủ trào ra ngoài.
Đối với những người mới lên chắp có thể dùng khăn ấm để chườm, mỗi lần khoảng 15 phút và chườm như thế 3 lần một ngày. Kết hợp với việc nhỏ thuốc nước hoặc bôi thuốc mỡ vào mắt bị đau.
Khi mủ đã chín, nốt nhỏ sẽ tự vỡ ra, dùng bông gòn chấm thuốc khử trùng lau sạch mủ, nếu nốt to thì nên tới các bệnh viện để chích.
Đau mắt đỏ
Thời tiết mưa nắng bất thường sẽ tạo điều kiện cho bệnh đau mắt đỏ phát triển. Đau mắt đỏ thực chất là viêm kết mạc cấp, là bệnh phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi và vào nhiều thời điểm trong năm, nhiều nhất là vào mùa mưa. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị đúng vẫn có tỷ lệ biến chứng khoảng 20% chủ yếu là viêm giác mạc. Một số trường hợp có thể để lại sẹo giác mạc, gây giảm thị lực.
Bệnh do vi khuẩn và virus là nguyên nhân gây là bệnh đau mắt đỏ. Bệnh rất dễ lây lan qua môi trường, sự tiếp xúc gần và thường xuyên trong gia đình, trường lớp, bệnh cũng có thể lây lan qua các tia bọt bắn ra lúc nói chuyện… Những ngày oi nóng, các bể bơi, bụi khi bẩn cũng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn, vius gây viêm kết mạc. Tuy nhiên, bệnh lại không dễ lây nhiễm nếu như chất tiết của mắt người bệnh và người lành không có sự tiếp xúc trực tiếp.
Trẻ sẽ có những biểu hiện sưng nề, dử mắt ra nhiều và sung rất nhanh, mắt đỏ, có thể thấy xuất huyết dưới kết mạc, kèm theo sợ ánh sáng, chảy nước mắt ở các mức độ khác nhau. Do vậy bé hay quấy khóc.
Vệ sinh cẩn thận là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan đau mắt đỏ. Việc điều trị đau mắt đỏ sớm sẽ không gây tốn kém và làm mất thời gian nếu được điều trị kịp thời. Nếu để lâu có thể dẫn đến biến chứng vĩnh viễn cho mắt.
Bệnh nháy mắt
Bệnh nháy mắt nhiều hay gặp ở trẻ dưới 16 tuổi, quá trình này có thể kéo dài từ 2- 3 năm. Nếu xuất phát từ thói quen, không gây ra các tổn thương thị giác thì sẽ tự khỏi thời gian từ vài tháng thậm chí 1 năm.
Nháy mắt quá nhiều có thể do một rối loạn ở bề mặt nhãn cầu và mi mắt hoặc một biểu hiện để chống lại một tác nhân gây khó chịu hoặc viêm giác mạc, viêm mí mắt, chắp lẹo, đau mắt đỏ, có thể do sai lệch khúc xạ không được điều chỉnh.
Khi thấy con, đỏ mắt, chảy nước mắt, có cảm giác chói và sợ ánh sáng, hay nheo mắt khi nhìn, than đau ở mi và trong mắt… trẻ cần được đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nhãn.
Bệnh lé mắt ở trẻ
Bệnh lé mắt ở trẻ
Do hiện tượng mất cân bằng giữa hai mắt: hai mắt của bé hoạt động nhịp nhàng thông qua sự chi phối của các dây thần kinh cùng các cơ chéo bám vào nhãn cầu. Do một số nguyên nhân sự phối hợp này gặp trục chặc. Lúc này mắt bé không cùng nhìn về một hướng, bởi vậy xuất hiện dấu hiệu bị lác.
Trong mấy tháng đầu, bạn có thể phát hiện ra mắt bé giống như hơi bị lác. Do bé mới chào đời nên việc phối hợp giữa hai mắt còn kém. Bé thường nhìn lệch, nhìn nghiêng, đôi khi quay đầu mới nhìn thấy đồ vật ở bên cạnh. Mắt bé sẽ không có phản ứng với ánh sáng hoặc không tập trung vào một món đồ chơi. Phần lớn trường hợp, mắt bé sẽ trở lại bình thường sau đó. Trường hợp bé bị lác kéo dài, các mẹ nên đưa bé đi khám sớm.
Bác sĩ có thể băng kín một bên mắt không bị tật, để bé luyện tập hướng nhìn cho bên mắt còn lại. Hoặc chỉ định cho bé đeo một loại kính đặc biệt để chỉnh hướng nhìn cho mắt của bé. Sau đó, sẽ tiến hành thêm một cuộc phẫu thuật nhỏ.
Trường hợp đơn giản hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị lác mắt bằng các trò chơi như xếp hình, xâu hạt vòng để giúp bé tăng sự phối hợp tập trung của cả hai mắt.
Đau mắt trắng
Chứng đồng tử trắng do nhiều nguyên nhân gây ra như đục thủy tinh thể, ung thư võng mạc, giãn mạch võng mạc, nhiễm ký sinh trùng của loài chó, bệnh võng mạc ở trẻ sinh non.
Nếu nguyên nhân do đục thủy tinh thể, bác sĩ nhãn khoa sẽ phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo, trẻ có thể nhìn thấy bình thường. Nếu do ung thư võng mạc thì thực hiện siêu âm, chụp CT scan, MRI để xác định bệnh và tùy thuộc vào giai đoạn bệnh cũng như kích thước của khối u, và điều trị bằng tia, hóa trị hay múc bỏ mắt, làm lạnh đông,
Do bênh không có những dấu hiệu đặc biệt như đau, sưng hay các dấu hiện khác do vậy các mẹ nên lưu ý đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên, nếu thấy đồng tử của con màu trắng thì nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được điều trị
Chảy nước mắt sống
Hiện tượng chảy nước mắt sống
Do hệ thống lệ đạo bị tắc, dính tắc đường lệ quan, không có điểm lệ, viêm túi lệ do nhiễm trùng ối, gây đứt lệ quan do trẻ chơi đùa bị té ngã, bị mảnh kim loại văng vào kết mạc, giác mạc, hay bị chó mèo cào, nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.
Triệu chứng thường gặp chảy nước mắt, có ghèn, chảy thường xuyên hoặc từng lúc. Trong tình huống này mắt bé vẫn trắng không đỏ.
Quá trình tắc kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ, gây ra nhiễm trùng tại đường lệ. Làm cho túi lệ bị viêm, xuất hiện nhầy mủ, nhất là khi ấn vào vùng góc trong mắt. Khi phát hiện trẻ bị chảy nước mắt, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt, có thể loại trừ các bệnh nguy hiểm ở mắt như: viêm trong mắt, glocom bẩm sinh.
Đa số trẻ mắc bệnh sẽ tự khỏi do hiện tượng tắc nghẽn được giải toả. Các bà mẹ nên mát-xa góc trong mí đều đặn từ 2- 3 lần mỗi ngày, dùng ngón tay cái và trỏ day sống mũi trẻ sẽ giúp làm thông tuyến lệ. Không phải bất cứ trẻ nào day khỏe mắt sẽ hết ngay. Có trẻ sẽ hết trong nửa năm hoặc nhanh thì chỉ 1- 2 tuần.
Trẻ mắc bệnh chảy nước mắt sống nếu không được điều trị sớm sẽ bị viêm túi lệ cấp, áp xe túi lệ, thậm chí còn gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não, tử vong. Tuyệt đối không nên tự nhỏ thuốc vì có thể gây các biến chứng như: loét giác mạc, cườm nước , gây mù mắt.
Viêm mí mắt
Viêm mí mắt gây sưng quanh vùng mí mắt
Viêm mí mắt, còn gọi là chứng kết hạt xung quanh mí mắt, gây viêm sưng quanh vùng mi mắt, ở ngay tại chân lông mi trên và dưới.
Viêm mí mắt thường không gây ra các vấn đề về thị lực nhưng các bé sẽ rất khó chịu trong các sinh hoạt hằng ngày. Không chỉ vậy bệnh còn có thể dẫn đến các chứng viêm mắt khác như lẹo, chắp, mụn hoặc viêm kết mạc.
Bé sẽ có những biểu hiện như mi mắt của bé sẽ có triệu chứng đỏ, các hạt nhỏ li ti nổi lên, đồng thời bị tấy, rát. Nếu bị nhiễm trùng, lông mi bé sẽ rơi rụng từ từ, mí mắt có thể bị nóng rát, ngứa ngáy, hoặc bé có thể chảy rất nhiều nước mắt.
Trường hợp bị viêm mí mắt, bạn nên dùng các miếng gạc ẩm và ấm, thuốc kháng sinh giọt hoặc thuốc mỡ, và lau rửa mí thường xuyên hằng ngày cho trẻ.
Viêm giác mạc
Đây cũng là một trong những bệnh thường gặp, bị nặng có thể dẫn đến loét giác mạc. Điều này sẽ làm thành những vết sẹo trắng trên giác mạc từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác của bé Viêm giác mạc có thể do: rách, xước giác mạc, dị vật tác động, hạt thóc, bỏng hoá chất… Hoặc cũng có thể do trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu gây ra. Nhiều trường hợp bị viêm loét giác mạc còn do virus và các nguyên nhân khác, điều này dễ gây tổn thương giác mạc, dẫn đến viêm giác mạc. Bệnh nên được điều trị sớm để không để lại những biến chứng đáng tiếc.
Viêm kết mạc mắt vào mùa hè
Bệnh viêm kết mạc là tình trạng viêm nhiễm của kết mạc – lớp màng trong suốt bao bọc quanh củng mạc và phía bên trong mí mắt, lớp màng này tiết ra chất nhờn giúp bôi trơn bề mặt của mắt. Nếu để kết mạc bị viêm, mắt sẽ bị đỏ, chảy nước mắt và bị ngứa.
Mắt khỏe và mắt bị viêm kết mạc
Viêm kết mạc do vi rút là thường gặp, có thể xuất phát từ một cơn cảm lạnh hoặc nhiễm trùng tai. Viêm kết mạc kích ứng xảy ra khi bị một chất kích ứng ví dụ như chất clo trong hồ bơi hay một vật thể như lông mi xâm nhập vào mắt và gây đỏ mắt. Viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi có sự tiếp xúc với chất như phấn hoa, làm cho miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường.
Viêm kết mạc thường phổ biến ở những trẻ hơn 3 tháng tuổi, vì trẻ thường dụi tay vào mắt và miệng nhiều, do đó dễ dàng làm cho nó lây lan. Đến lứa tuổi mẫu giáo, vi khuẩn có thể lây lan từ mũi, cổ họng và dịch tiết từ mắt, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào mắt khi tiếp xúc với khăn mặt và khăn tay đã bị nhiễm khuẩn. Nếu trẻ mới sinh bị chảy ghèn, sưng mắt, đỏ mắt, nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Sụp mí mắt
Xệ mí mắt hay còn gọi là sụp mí mắt là sự sa xuống của mi mắt trên xuống thấp hơn vị trí bình thường bởi cơ mí mất khả năng co giãn, đàn hồi hay da mí bị nhão kết thành những túi mỡ ở mí trên, hoặc do da nhăn nheo ở khóe mắt và do tổn thương của dây thần kinh số 3 và hội chứng Horner hay các nguyên nhân tại chỗ gồm tổn thương bẩm sinh hoặc mắc phải của các cơ nâng mi, khối u và nhiễm khuẩn hoặc do bệnh nhược cơ.
Bệnh cũng cần được phân biệt với các trường hợp xệ mí mắt giả, trình trạng mi mắt trông có vẻ thấp hơn bình thường nhưng lại do các tác nhân khác như lõm mắt, lồi mắt bên đối diện, thừa da mi trên quá múc, teo nhãn cầu…Sụp mí bẩm sinh do rối loạn cơ nâng mí là nguyên nhân dễ gặp nhất của bệnh.
Biểu hiện dễ nhận biết nhất là mắt trẻ không mở lớn được, mí mắt che phủ một phần hoặc hoàn toàn con ngươi. Trẻ bị sụp mí luôn trong tư thế ngửa mặt lên nhìn, tình trạng kéo này kéo dài sẽ dẫn đến giảm thị lực trầm trọng.
Cha mẹ nên lưu ý khi trẻ có những dấu hiệu bất thường ở mắt thì nên đưa các con đến các bác sĩ nhãn khoa để được điều trị. Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Những trẻ còn nhỏ và mí mắt chưa che khuất tầm nhìn, trẻ sẽ được theo dõi định kỳ để có thể phẫu thuật đúng lúc.
Bệnh khô mắt
Mắt khô khiến trẻ hay dụi mắt
Khô mắt do thiếu vitamin A đang là mối đe dọa nhiều trẻ em trên thế giới trong đó có nước ta. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù.
Những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ bị mắc tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp sẽ rất dễ thiếu vitamin A và bênh khô mắt.
Bệnh thường dễ gặp ở các vùng nông thôn, miền núi do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng.
Bệnh khô mắt thường được nhận biết bằng các biểu hiện như: có màu trắng xám nổi lên trên bề mặt nhãn cầu, khô giác mạc khiến cho trẻ chói mắt sợ ánh nắng nên các bé thường nhắm và nheo mắt, cảm giác đục và mờ nhìn như làn sương phủ, xuất hiện ở nửa dưới giác mạc. Với những dấu hiệu này cha mẹ cần đưa con đi khám để có được sự tư vấn của bác sĩ.
Kết luận
Với con trẻ đôi mắt rất quan trọng, đôi mắt giúp các con nhận biết thế giới bên ngoài, nhất là trong việc phát triển, học hỏi và khám phá về thế giới trong những năm đầu đời. Do vậy các bậc làm cha làm mẹ nên quan tâm bảo vệ đôi mắt của con thơ ngay từ lúc bé. Việc lựa chọn sản phẩm tốt cho đôi mắt của bé là việc làm không hề đơn giản đối với cha mẹ. Việc dùng thuốc không đúng sẽ khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Nên dùng các chế phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thiên nhiên để chăm sóc và bảo vệ mắt như: Chondroitin sulfat ( sụn vi cá mập), Bilberry extract ( chiết xuất từ quả Bilberry), Curcuminoid ( chiết xuất từ nghệ vàng), Kẽm.
Dược sỹ Như
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi