Mạch môn đông có chứa các hợp chất saponin steroid, bêta-sitosterol, acidamin, glucose, sinh tố A. Theo Đông y, mạch môn vị ngọt, hơi đắng, tính hàn; vào phế, vị, tâm. Có tác dụng dưỡng âm nhuận phế, ích vị sinh tân, thanh tâm trừ phiền. Dùng cho các trường hợp phế âm hư, vị âm hư, tâm hỏa vượng với các triệu chứng ho khan, thổ huyết, khái huyết (lao, áp-xe phổi…), họng miệng khô, táo bón, lòng bàn tay bàn chân nóng; đái tháo đường, đái ít, nước tiểu đỏ sẫm. Dùng dưới dạng nấu, sắc, hãm…
* Đặc Điểm
Mạch môn là một loại cỏ sống lâu năm , thân rễ ngắn , lá hình dải hẹp , mọc túm ở gốc , bẹ lá ôm thân dài 15-40 cm , rộng 0,3 – 0,5 cm – Rễ chùm , củ phát triển ở đoạn giữa rễ , củ già màu hồng , củ non màu trắng . Hoa có tràng màu xanh nhạt . Quả mọng màu tím đen , đường kính 0,5 – 0,6 cm có 1 đến 2 hạt
Cây mạch môn đông vị ngọt, hơi đắng, tính hàn; vào phế, vị, tâm
Mạch môn mọc hoang ở miền núi , được trồng làm cảnh , làm thuốc ở khắp nơi trong nước ta – Trung Quốc cũng trồng nhiều . Dược điển Việt Nam và Trung Quốc đều ghi là vị Mạch Môn
* Bộ Phận Dùng
Đoạn rễ phình lên gọi là củ Mạch môn ( Radix ophiopogoni ) Thu hoạch sau khi trồng 2-3 năm lấy củ già có màu hồng ( bỏ củ non và đoạn rẽ ) rửa sạch và phơi sấy khô . Khi dùng bỏ lõi .
Bảo quản: Chống mốc
* Kỹ Thuật trồng Mạch môn
Có thể trồng quanh năm . Để tiện nguồn giống , nên trồng vào lúc thu hoạch củ . Sau khi thu hoạch củ , tách từng gốc riêng rẽ, cắt bớt rễ, lá để làm giống . Cây nọ cách cây kia là 20 cm . Mạch môn là cây ưa ẩm, ưa ánh sáng nhưng cũng chịu hạn , chịu bóng, có thể phát triển trên mọi loại đất, trừ nơi úng ngập .
* Có những cách trồng như sau.
– Trồng làm cảnh : Bao quanh bồn hoa , tạo hình tròn , vuông sao 5 cánh …hay bao quanh hàng rào dọc lối đi … kết hợp thu dược liệu
– Trồng cây bảo vệ đất , chống sói mòn ; ở vùng trung du trồng theo đường đồng mức ( Kiểu luống khoai lang ) từ lưng chừng đồi xuống chân đồi , cách 3-4 mét lại trồng một vòng Mạch môn . Mạch môn phát triển rất nhanh , bảo vệ đất , chống sói mòn và giữ ẩm cho đất đồi rất tốt . Năng suất củ Mạch môn khá cao .
– Trồng sản xuất ; Trồng kiểu luống khoai lang thấp (Cao khoảng 20 cm) mỗi năm bón phân và vun gốc một lần (Vào tháng 9 dương lịch)
Tác dụng chữa bệnh của Mạch môn đông
Mạch môn đông được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Nhuận phế dịu ho:
Bài 1: mạch môn 20g, thạch cao 20g, tang diệp 12g, cam thảo 4g, hồ ma nhân 12g, a giao 12g, hạnh nhân 12g, đảng sâm 12g, tỳ bà diệp 12g. Sắc uống. Trị táo nhiệt tổn thương đến phổi, ho nặng thành suyễn, đau họng.
Bài 2: mạch môn 20g, bán hạ 6g, đảng sâm 12g, cam thảo 4g, gạo tẻ 20g, đại táo 4 quả. Sắc uống. Trị chứng phế nhiệt tổn thương phần âm, họng khô, miệng khát, lưỡi đỏ, phổi yếu, ho ra nước bọt.
Thanh tâm trừ phiền:
Bài 1: mạch môn đông 20g, sinh địa 20g, huyền sâm 12g. Sắc uống. Trị chứng tân dịch kém, táo bón.
Bài 2: mạch môn 9g, kim ngân hoa 9g, cát cánh 6g, cam thảo 6g. Cho trong ấm, đổ nước sôi hãm như pha trà. Dùng cho các trường hợp đau sưng họng, họng khô miệng khát.
Món ăn bài thuốc có mạch môn:
Bài 1. Cháo mạch môn: mạch môn tươi 50g, sinh địa tươi 50g, gừng tươi 20g. Cả ba thứ này ép lấy nước; gạo tẻ 100g, ý dĩ 50g cùng nấu cháo. Khi gần được cháo cho 3 thứ nước ép trên vào khuấy đều thành dạng cháo loãng. Dùng cho các trường hợp nhiễm độc thai nghén nôn ọe không ăn uống được.
Bài 2. Mạch môn hầm tim lợn: mạch môn 20g, hạt sen 15g, tim lợn 1 quả. Tim lợn rửa sạch thái lát; tất cả cùng được nấu nhừ, thêm gia vị. Dùng cho người cao tuổi kích ứng mất ngủ.
Bài 3. Sữa mạch môn ô mai: mạch môn 20g, ô mai 12g, sữa bò 30ml. Mạch môn, ô mai cùng sắc lấy nước bỏ bã, thêm sữa, khuấy đều. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khô miệng khó nuốt, nuốt đau, khát nước.
Kiêng kỵ: Ho do ngoại cảm phong hàn, đàm thấp, đầy trướng bụng, tiêu chảy không dùng.
TS. Nguyễn Đức Quang
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh