Dứa dại (còn gọi là dứa gai, dứa gỗ) thường mọc hoang hoặc được trồng để làm hàng rào. Theo y học cổ truyền, tác dụng dược lý của từng bộ phận như sau:
1. Lá non: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm máu, sinh cơ; được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy máu chân răng…
– Chữa viêm loét cẳng chân kinh niên: Dùng đọt non dứa dại và đậu tương giã nát, đắp vào tổn thương.
– Chữa các vết loét sâu gây thối xương: Dùng đọt non dứa dại giã đắp để hút mủ.
Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
– Thanh tâm giải nhiệt, chữa bồn chồn, tay chân vật vã không yên: Dùng đọt non dứa dại 2 lạng ta, xích tiểu đậu 1 lạng ta, đăng tâm thảo 3 con, búp tre 15 cái sắc uống.
– Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu: Đọt non dứa dại 15-20 g sắc uống.
2. Hoa: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, chỉ nhiệt tả, được dùng để chữa các chứng bệnh như sán khí (thoát vị bẹn hoặc thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), lâm trọc (đái buốt, đái đục), tiểu tiện không thông, đối khẩu sang (nhọt mọc ở gáy chỗ ngang với miệng), cảm mạo…
– Chữa ho do cảm mạo: Dùng hoa dứa dại 4-12 g sắc uống.
3. Quả: Có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, chế phục cang dương (khí dương không có khí âm điều hòa, bốc mạnh lên mà sinh bệnh), làm mạnh tinh thần, ích huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí… Nó được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa…
– Chữa lỵ: Dùng quả dứa dại 30-60 g sắc uống.
– Chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt: Quả dứa dại ngâm mật ong uống liền trong một tháng.
– Say nắng: Hoa hoặc quả dứa dại sắc uống.
– Đái buốt, đái rắt, đái đục: Quả dứa dại khô 20-30 g thái vụn, hãm uống thay trà trong ngày.
4. Rễ: Vị ngọt, tính mát, có công dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), giải nhiệt (hạ sốt), chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do chấn thương.
– Chữa phù thũng, cổ trướng: Rễ dứa dại 30-40 g phối hợp với rễ cỏ xước 20-30 g, cỏ lưỡi mèo 20-30 g sắc uống.
– Chữa chấn thương: Rễ dứa dại tươi không kể liều lượng, giã nát đắp…
Dứa dại có thể chữa các bệnh từu nhỏ như cảm ho đến nặng như viêm gan.
Được Đông y ghi nhận là một trong những loại thảo dược có tác dụng trị bệnh hiệu quả, dứa dại ngày càng được nhiều người biết đến và bổ sung vào “tủ thuốc” gia đình, giúp chữa trị từ những bệnh nhỏ nhặt như cảm ho đến nặng hơn như viêm gan.
Dứa dại hay còn gọi với các tên khác là dứa gai, dứa gỗ. Tên khoa học của loại dứa này là Pandanus tectorius Sol. Dứa dại thường phân bố trên các bãi ẩm có cát, trong các rú bụi ven biển, dọc bờ ngòi nước mặn; rừng ngập mặn. Ở đất liền thì thường phân bố ở vĩ độ thấp, dọc theo các sông. Ở nước ta, chúng mọc phổ biến từ Kiên Giang, Đồng Nai đến Bình Thuận, Khánh Hòa ra tận Quảng Nam – Đà Nẵng, Hòa Bình, Quảng Ninh. Khách du lịch khi tham quan Yên Tử, Hương Tích… thường được mời mua dứa dại khô về làm thuốc. Đặc biệt tại đảo Phú Quí (Bình Thuận) dứa dại có quả rất lớn được chế biến thành đặc sản trà dứa dại được đánh giá có chất lượng tốt, có thể phòng và tránh được nhiều chứng bệnh.
Về hình thức, dứa dại có thân cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao từ 2-4m với rất nhiều rễ phụ mọc thòng xuống đất. Ở các nhánh cây có lá mọc ra, lá dài từ 1-2m, trên gân chính và 2 bên mép lá có gai nhọn. Ở ngọn cây là bông mo đực mọc thõng xuống với những mo màu trắng, rời nhau. Bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn, hoa rất thơm. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22m, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô. Ra hoa quả vào mùa hè. Ở dứa dại hầu như có thể sử dụng tất cả các bộ phận của nó từ rễ, lá đến hoa, quả.
Công dụng từ các bộ phận của dứa dại
Rễ có vị ngọt, có công dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do chấn thương. Đối với rễ nên dùng rễ chưa bám đất tốt hơn là rễ ở dưới đất, đem về thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần.
Một số bài thuốc cho bạn
1. Bài thuốc đối với rễ dứa dại:
+ Dùng 30-40g rễ dứa dại kết hợp với 20-30g cỏ xước cùng 20-30g cỏ lưỡi mèo đem sắc uống có tác dụng chữa phù thũng, cổ trướng.
+ Rễ dứa dại tươi đem giã nát đắp vào vết thương có tác dụng lành vết thương, chống viêm nhiễm.
+ Lấy 20-30g rễ đem sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày sẽ chữa được chứng đau đầu, mất ngủ.
+ Lấy 12-20g rễ dứa dại, 10-12g hạt quả chuối hột, 10-12g rễ cỏ tranh, 8-10g bông mã đề, 15-20g kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu), 10-12g rễ cây lau, 10-12g củ cỏ ống sắc lấy nước, chia làm 2-3 lần trong ngày, uống vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100-150ml có tác dụng chữa sỏi thận, tiết niệu.
Công dụng tuyệt vời từ dứa dại – 1
+ Đem 30-60g rễ dứa dại, 150-200g thịt heo nạc nấu canh ăn ngày một lần, một tuần ăn 3-4 lần. Kết hợp hàng ngày cùng với 30-60g rau dừa nước khô, 12-16g rau má, 10-12g bông mã đề, 12-16g bồ công anh sắc với nước uống vào trước bữa ăn ngày 2 lần, mỗi lần 150ml sẽ giúp trị viêm thận phù thủng.
+ Ăn uống kém sau sinh: 15-20g rễ dứa dại, 7 miếng vỏ cây chòi mòi cỡ 4cm x 6cm sắc lấy nước uống ngày 2 lần vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100ml sẽ giúp phụ nữ sau sinh chữa khỏi chứng ăn uống kém.
Lá non có vị ngọt, tính hàn, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm máu, sinh cơ; được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy máu chân răng…
2. Bài thuốc đối với lá dứa dại:
+ Dùng đọt non dứa dại và đậu tương giã nát, đắp vào chỗ bị thương sẽ chữa viêm loét, nhất là viêm loét cẳng chân kinh niên.
+ Dùng 2 lạng đọt non, 1 lạng xích tiểu, 3 con đăng tâm thảo, 15 búp tre đem sắc uống sẽ giúp thanh tâm giải nhiệt, chữa bồn chồn, tay chân vật vã không yên.
+ Đem 15-20g đọt non sắc uống sẽ chữa đái gắt, đái buốt, đái ra máu.
Hoa có vị ngọt, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, chỉ nhiệt tả, được dùng để chữa các chứng bệnh như sán khí (thoát vị bẹn hoặc thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), đối khẩu sang (nhọt mọc ở gáy chỗ ngang với miệng), cảm mạo…
3. Bài thuốc đối với hoa dứa dại:
+ Dùng hoa dứa dại 4-12g sắc uống chữa được bệnh ho cảm mạo.
Quả có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, điều hòa âm dương, làm mạnh tinh thần, ích huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí… Quả cũng có tác dụng chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa…
4. Bài thuốc đối với quả dứa dại:
+ Dùng quả dứa dại 30-60g sắc uống chữa bệnh lỵ.
+ Lấy quả dứa dại ngâm mật ong uống liền trong một tháng có tác dụng chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt.
+ Đem hoa hoặc quả sắc uống sẽ chữa được say nắng.
+ Dùng 20-30g quả dứa dại, 20-30g lá quao nước, 12-20g lá cây ô rô sắc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 150ml vào trước bữa ăn có tác dụng trị viêm gan, xơ gan cổ trướng.
+ Đối với người bị chứng viêm tinh hoàn thì lấy 30-60g hạt quả dứa dại, 30g lá tử tô, 30g lá quất hồng bì nấu kỹ lấy nước để còn ấm rửa hàng ngày.
Mới đây nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu cấp cao (CINVESTAV) đã phát hiện một loại chất có trong cây dứa dại (Agave) có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh béo phì, tiểu đường, loãng xương và một số chứng bệnh thông thường khác.
Phải thừa nhận rằng trong dân gian, quả dứa dại có tác dụng chữa bệnh gan nhưng chỉ chữa được một số loại viêm gan, một vài thể nhất định, chứ không phải bất cứ thể viêm gan nào cũng có thể dùng vị thuốc nam này. Hơn nữa, nó cũng chỉ có tác dụng chữa viêm gan cấp, mới bị và một số ít thể viêm gan mãn. Và việc sử dụng phải có sự hướng dẫn từ các thầy thuốc, nếu dùng tùy tiện khi chữa viêm gan thì cực kỳ nguy hiểm bởi ở quả dứa dại có lớp phấn trắng rất độc, nếu không bào chế đúng cách, ăn phải trong thời gian dài có thể gây ra ngộ độc, suy thận. Vì vậy, người dùng phải lưu ý điều này. Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm trà dứa dại được chế biến theo công nghệ hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Bộ Y tế là một lựa chọn tốt cho người sử dụng.
Theo đông y, lá dứa dại có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu. Rễ dứa dại được sử dụng làm thuốc nhiều hơn, có vị ngọt nhạt, tính mát, công hiệu lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc, trừ đàm, phát hãn (ra mồ hôi), nên dùng trị cảm mạo, phát sốt, viêm thận, thủy thũng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, xơ gan cổ trướng, viêm kết mạc mắt. Ngoài ra còn dùng quả dứa dại trị lỵ, ho, hạt quả trị viêm tinh hoàn hay trĩ…
Sau đây là những phương thuốc trị bệnh chứng từ cây dứa dại:
– Chữa đau đầu mất ngủ: Rễ dứa dại 20 – 30 g, sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.
– Chữa tiểu buốt, đái ít: Rễ dứa dại 20 – 30 g, rễ dứa gai 20 – 30 g, sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.
– Chữa sỏi thận, tiết niệu: Rễ dứa dại hoặc dứa quả dại 12 – 20 g, hạt quả chuối hột 10 – 12 g, rễ cỏ tranh 10 – 12 g, bông mã đề 8 – 10 g, kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu) 15 – 20 g, rễ cây lau 10 – 12 g, củ cỏ ống 10 – 12 g. Sắc lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 – 150 ml.
– Chữa viêm thận phù thũng: Rễ dứa dại 30 – 60 g, thịt lợn nạc 150 – 200 g. Nấu thành canh ăn ngày một lần, một tuần ăn 3 – 4 lần. Kết hợp hằng ngày dùng rau dừa nước khô (Du long thái) 30 – 60 g, rau má 12 – 16 g, bông mã đề 10 – 12 g, bồ công anh 12 – 16 g, sắc với nước uống vào trước bữa ăn ngày 2 lần, mỗi lần 150 ml.
– Trị viêm gan, xơ gan cổ chướng: Rễ dứa dại hoặc quả dứa dại 20 – 30 g, lá quao nước 20 – 30 g, lá cây ô rô 12 – 20 g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 2 lần.
– Chữa chứng viêm tinh hoàn: Lấy hạt quả dứa dại 30 – 60 g, lá tử tô 30 g, lá quất hồng bì 30 g, nấu kỹ lấy nước để còn ấm rửa hằng ngày.
– Ăn uống kém sau sinh: Rễ dứa dại 15 – 20 g, vỏ cây chòi mòi (cây thuộc họ thầu dầu) 7 miếng cỡ 4×6 cm, sắc lấy nước uống ngày 2 lần vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 ml.
Thuốc từ cây dứa
Người ta thường biết đến cây dứa (thơm) là loại cây trồng để làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh. Nhưng trên thực tế, còn hai loại dứa nữa mặc dù không có giá trị dinh dưỡng nhưng được dùng làm thuốc rất phổ biến đó là dứa dại và dứa bà.
Dứa (thơm): là loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam, là cây vừa làm thực phẩm lại có giá trị làm thuốc rất tốt. Trong quả dứa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, lại có mùi vị thơm ngon, rất được ưa chuộng. Trong dịch quả dứa chứa nhiều acid hữu cơ, các chất đường, các acid amin, các vitamin B1 , B2 , C, PP, đặc biệt trong quả và thân cây dứa còn có bromelin, là một enzym có tác dụng thủy phân protein, giúp cho vết thương ở niêm mạc dạ dày chóng thành sẹo. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống viêm và chống giun đũa.
Theo YHCT, quả dứa có vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, sinh tân, chỉ khát. Dùng cho các trường hợp cơ thể nhiệt, háo khát, trúng thử, các trường hợp tiêu hóa kém, táo bón, đặc biệt táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhu động ruột giảm. Do vậy quả dứa rất thích hợp cho các trường hợp rối loạn tiêu hóa, ăn không biết ngon, tinh thần bất an, những trường hợp béo phì, xơ cứng động mạch, đau viêm khớp, gút, sỏi đường tiết niệu. Ngày có thể dùng từ 1/4 đến 1 quả dứa chín.
Trường hợp bị say nắng (trúng thử), hoặc sốt cao, sốt vàng da: dùng nõn dứa (phần non của ngọn cây dứa), khoảng 50g, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống. Có thể dùng nhiều lần trong ngày.
Chữa sỏi đường tiết niệu, bí tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu ra máu: Dứa một quả, gọt bỏ vỏ, thêm khoảng 0,3 g phèn chua, nấu trong 3 giờ liền. Lấy ra ăn các miếng dứa và uống nước nấu. Dùng liền một tuần lễ. Hoặc dùng rễ cây dứa, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống 30 – 50g/ngày. Uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng trên.
Nhuận tràng và tẩy: Lấy 50g quả dứa xanh, gọt vỏ, ép lấy dịch cho uống. Cần chú ý, cách dùng này, không thích hợp cho phụ nữ có thai.
Lưu ý: Khi ăn dứa cần phải cắt gọt hết các “mắt dứa”, vì trong mắt quả dứa có chứa một số nấm (Candida), nếu ăn phải rất dễ bị ngộ độc: người choáng váng, buồn nôn, đau bụng, nôn mửa tiêu chảy… Nhân dân thường có kinh nghiệm chữa ngộ độc dứa bằng cách lấy vỏ quả dứa, khi gọt, nấu lên, lấy nước cho uống là khỏi. Tuy nhiên cũng cần theo dõi, nếu quá nặng, phải kịp thời đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu.
Dứa dại: có hình thức bên ngoài gần giống cây dứa nói trên, song lá mềm, hơi cong và nhỏ hơn, mặt lá phía trên rất bóng và xanh. Phiến lá dài, hai bên mép lá có các hàng gai sắc nhọn, thường trồng để làm hàng rào. Kinh nghiệm dân gian dùng dứa dại chữa bệnh:
Chữa phù thũng: rễ dứa dại 10 – 15g, hoặc 15 – 20g đọt non, rửa sạch, cắt nhỏ, sắc uống, ngày một lần. Uống nhiều ngày liền, đến khi hết các triệu chứng trên. Trường hợp bị phù kèm theo táo bón nhiều, có đau bụng, có thể phối hợp rễ dứa dại 8g (nướng qua), rễ cau non 4g, vỏ cây đại 8g (thái mỏng, sao vàng), hương nhu 8g (lá), tía tô 8g (lá), hoắc hương 8 g, hậu phác 12g, rễ phụ cây si 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc uống, ngày hai lần, đến khi hết các triệu chứng trên.
Chữa phù thận tiểu ít, tiểu buốt rắt, nước tiểu vàng đục: rễ dứa dại 400g, râu ngô 300g, củ sả 100 g, nõn tre 50g, cam thảo dây 20g, trấu mới của thóc nếp 100g (sao vàng thơm). Dùng dưới dạng thuốc sắc, đun sôi 30 phút. Uống ngày 2 lần. Trẻ em tuỳ tuổi, giảm lượng. Uống liền 5 ngày. Nghỉ 3 ngày, uống đợt sau.
Chữa sỏi thận, tiểu buốt, tiểu ra máu: đọt dứa dại 120g, ngải cứu tươi 20g, cỏ bợ 30g, lá phèn đen 10g. Rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống. Làm nhiều lần, tới khi hết các triệu chứng trên.
Trị sỏi thận, sạn thận, sỏi bàng quang, hoặc sau khi đã tán sỏi, cần loại sỏi ra ngoài: quả dứa dại, rửa sạch, ngâm cho mềm, để ráo nước bổ nhỏ, thái phiến, sao vàng, cùng với kim tiền thảo, mỗi vị 20g, sắc uống, ngày một thang, uống nhiều ngày cho đến khi hết sỏi.
Dứa bà (còn gọi là dứa Mỹ): Dứa bà có thân ngắn, nhưng lá có bẹ to, mọc ốp vào nhau thành hình hoa thị. Lá to, dài trên 1m, mũi lá nhọn, hai mép có gai như răng cưa. Cụm hoa rất to. Lá dứa bà thái nhỏ, phơi khô, ngày 12-16 g, sắc uống trị sốt cao, tiểu tiện khó, bí. Rễ dứa bà thái mỏng, phơi khô, sao vàng, ngâm rượu, tỷ lệ 100 g/1 lít rượu 300 , ngâm 1 tháng, uống ngày 2 lần, mỗi lần 5-10 ml, trị tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp. Ngoài ra còn dùng rễ, lá tươi, giã nát, ngậm chữa đau nhức răng.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh