HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Giúp mẹ xử trí nhanh khi con hóc dị vật

    Dị vật trong mũi

    Những vật nhỏ nhỏ như viên kẹo, hạt đậu, hạt dưa… có thể "được" những đứa trẻ hiếu động đùa giỡn và nhét vào mũi. Trong trường hợp này, cả mẹ cả con đều cần phải bình tĩnh, nhất thiết tránh đưa tay cậy hay móc vào mũi kẻo càng khiến dị vật di chuyển sâu vào trong. Thay vào đó, bạn dùng một ngón tay để đè cánh mũi bên không có dị vật, rồi bảo bé xì bên mũi còn lại thật mạnh.
     
     
    Cũng có thể dùng cách thổi nhẹ: bạn bảo con bịt chặt hai tai, còn bạn dùng ngón tay ấn mạnh bên cánh mũi không có dị vật để bên này kín hơi rồi dùng miệng thổi nhẹ vào miệng bé; đây là cách thực hiện theo cơ chế khí lưu của mối liên hệ tai – mũi – họng để đẩy dị vật ra khỏi mũi bé.
     
    Bạn cũng cần lưu ý nếu dị vật nằm ở quá sâu trong mũi, hoặc dị vật sắc nhọn thì trước tiên phải kiểm tra xem mũi con có bị chảy máu không, nếu không quá trình lấy dị vật có thể khiến bé bị trầy xước, nhiễm trùng. Và bạn hãy đưa ngay bé đến bệnh viện để bác sỹ có cách xử lý đúng cách và kịp thời!
     
    Sơ cứu trẻ bị nghẹn
     
     
    Trong trường hợp bé bị nặng hơn, bạn cần sơ cứu kịp thời bằng cách:
     
    – Đứng hoặc quỳ sau lưng và vòng tay theo thắt lưng bé
     
    – Lấy ngón tay xác định vị trí rốn của bé, bàn tay kia nắm lại, đặt lên trên vị trí ngón tay định vị rốn và dưới vùng xương ức của bé
     
    – Bạn xoay nắm tay, đồng thời dùng lực ấn và đẩy bụng bé lên nhằm tạo áp lực đẩy dị vật ra ngoài;
     
    – Kết hợp vỗ lưng cho bé
     
    – Nếu bé bất tỉnh, cần sơ cứu bằng phương pháp CPR.
     
    Bạn hãy yêu cầu những người xung quanh gọi cấp cứu trong lúc bạn thực hiện các bước sơ cứu cơ bản, hoặc sau đó đưa ngay bé đi cấp cứu.
     
    Dị vật ở tai
     
    Có 2 loại dị vật thường gặp ở trong tai trẻ là:

    Dị vật bất động: Hạt bắp, hạt đậu, đồ chơi nhỏ… có thể ở trong tai khá lâu mà bé không hay biết gì, về lâu sẽ có cảm giác khó chịu, khó nghe, những vật hữu cơ sẽ có mùi hôi do bị phân hủy. Nếu dị vật khá to, gây bít kín, tắc ống tai sẽ có dấu hiệu nhận biết ngay: tai bị ù, nghe kém hoặc gây cảm giác đau khi ho do phản xạ kích thích nhánh tai của dây thần kinh phế vị.Trước hết, bạn nghiêng đầu bé về phía bên tai có dị vật và lắc nhẹ, nhẹ nhàng kéo co giãn tai có dị vật để nó có thể rời ra.
     
    Nếu bạn có thể thấy được dị vật, hãy dùng ghim kẹp để lấy chúng ra từ từ. Trường hợp bạn không thể thấy dị vật, đừng dùng bất cứ đồ vật gì chọc ngoáy vào tai bé, có thể khiến dị vật vào sâu hơn, cũng không nên đổ nước vào tai bé. Thay vào đó, hãy trấn an, trò chuyện, giúp con làm quen dần với giọng nói của mình khi có dị vật trong tai để bé bình tĩnh hơn và sau đó đưa bé tới bác sỹ chuyên khoa tai – mũi – họng để xử lý dị vật.
     
    Dị vật cử động: Kiến, ruồi, bọ xít… khi vào tai, bò, chạy vào trong ống tai, gây nên tiếng sột soạt, cắn vào phần da mỏng trong ống tai, chạm vào màng nhĩ gây rát đau tai, có khi gây chóng mặt. Với các dị vật sống này, nếu không biết cách xử lý tốt có thể gây nên những biến chứng, rách màng nhĩ.
     
    Trong trường hợp côn trùng bò vào tai con, hãy lợi dụng tính hướng quang của chúng, soi đèn vào lỗ tai bé để côn trùng bò theo hướng ánh sáng và tự ra ngoài. Bạn cũng có thể nhỏ một ít tinh dầu ô liu vào tai có côn trùng để chúng chết ngạt, sau đó bạn kiểm tra trong tai con, nếu nhìn thấy được côn trùng thì gắp ra, nếu không hãy đưa bé đến bác sỹ chuyên khoa để xử lý.
     
    Dị vật trong mắt
     
     
    Khi vui chơi, bé có thể dụi mắt hoặc làm gì đó khiến vô tình đưa bụi bẩn, vật lạ vào mắt hoặc những côn trùng nhỏ khác bay vào… gây khó chịu, mắt đỏ và chảy nước mắt. Khi bé khóc, bạn không nên quá hốt hoảng, hãy cẩn thận giữ tay bé lại, tránh việc bé cuống lên và dụi mạnh mắt khiến giác mạc bị trầy. 
     
    Bạn hãy bảo con chớp mắt vài cái xem dị vật có trôi ra không, nếu không có tác dụng, bạn cần vỗ về con, rửa sạch tay và kiểm tra vị trí dị vật trong mắt con, sau đó dùng bông khử trùng hoặc vải mềm ướt lau nhẹ, hay thấm nhẹ để lấy dị vật ra; bạn cũng có thể nhỏ một ít nước sạch, ấm lên khóe mắt bé để giúp dị vật trôi dần ra ngoài. 
     
    Nếu vẫn không có tác dụng thì hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất, không nên chần chừ để tránh nhiễm trùng mắt bé.Trường hợp bạn loại bỏ được vật trong mắt nhưng bé vẫn còn đau, điều đó có nghĩa là mắt đã bị tổn thương, bạn nên đưa bé đến bác sỹ chuyên khoa mắt để khám và chữa trị. Và lưu ý: khi tìm cách lấy dị vật ra từ trong mắt trẻ, cần thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận. Không nhỏ bất kỳ thuốc mắt nào khi không có chỉ định hay toa thuốc của bác sỹ, không đắp những thứ chưa tiệt trùng lên mắt, tránh tạo áp lực khiến mắt thêm tổn thương.
     
    Làm gì khi trẻ bị hóc xương?
     
    Cần ngừng cho trẻ ăn ngay lập tức. Bình tĩnh nói với bé há miệng thật to để bạn kiểm tra cổ họng của bé bằng mắt thường, hoặc soi đèn pin. Khi hành động cần cẩn thận, kẻo bé lại hoảng sợ.
     
    Nếu thấy có xương cắm vào hanh nhân khẩu cái, vào màn hầu hay thành sau họng, bạn có thể dùng kẹp y khoa để gắp ra. Khi thao tác, phải luôn miệng trấn an bé bằng những câu như: “Không đau đâu con yêu, chỉ một tý là xong ngay thôi mà”, “ngoan nào, con giỏi lắm”…
     
    Tiếp tục theo dõi xem trẻ có thể nuốt nước bọt bình thường hay không.
     
     
     
     
    Nếu là trẻ lớn, hỏi chúng còn bị đau và cảm thấy vương vướng trong cổ khi nuốt nước bọt nữa hay không.
     
    Nếu bạn nghi ngờ xương vẫn còn mắc kẹt trong họng hay trong thực quản, nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời khám và có chỉ định điều trị cụ thể.

    Những điều không được làm
     
    Tuyệt đối không được dùng ngón tay mò mẫm trong họng trẻ, vì động tác này không những không lấy được xương ra mà có thể đẩy chúng vào sâu cuống họng, thậm chí dẫn đến khó thở cho trẻ.
     
    Không ép trẻ em uống nước hoặc cho nuốt trọn từng miếng thức ăn to để mong xương rớt ra. Làm như thế rất nguy hiểm vì có thể gây tai biến chết người, nếu xương đâm thủng mạch máu.
     
    Không nên khuyến khích trẻ khạc mạnh nhiều lần. Động tác này cũng có khả năng gây tai biến, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

    Bạn và người thân cần đề phòng
     
    Cần kiểm tra kỹ lưỡng thức ăn để loại trừ xương trước khi cho trẻ ăn. Đối với với trẻ nhỏ, tốt nhất là nên xay, nghiền kỹ thức ăn, nấu lẫn cá hay thịt gia cầm, trước khi cho trẻ ăn.
    Dạy cho chúng biết cảnh giác với xương trong khi ăn bằng cách kể cho chúng nghe những câu chuyện liên quan đến sự cố này.
     
     
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội