Bất ngờ chảy sữa trong thai kỳ
Điều này liên quan tới chức năng nhau thai và phát triển của thai nhi. Một số bà mẹ có dấu hiệu chảy sữa sớm trong thai kỳ, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu như tiết sữa kèm theo đau bụng và chảy máu âm đạo, đặc biệt là người có tiền sử sảy thai không rõ nguyên nhân thì cần hết sức lưu ý vì có thể liên quan tới nồng độ prolactin trong máu. Mức độ prolactin cao ức chế một số hoạt đông, tiết ra nội tiết tố tuyến yên, ảnh hưởng đến chức năng nhau thai và phát triển bào thai. Khi đó cần thực hiện kiểm tra nội tiết để điều trị kịp thời.
Tự dưng nôn ói nhiều
Nôn ói là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Nó làm bà bầu khá khó chịu nhưng lại không gây hại cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, nếu bạn nôn nhiều hơn 2-3 lần/ngày trong quý I; nôn nhiều ở quý II hoặc những cơn nôn đi kèm dấu hiệu sốt nhẹ (tăng thân nhiệt) thì bạn cần đi khám ngay lập tức.
Có dấu hiệu lạ từ chất lỏng âm đạo
Nếu chất lỏng âm đạo xuất hiện đồng thời cùng với những cơn co thắt trước tuần thai thứ 37 thì rất có thể bạn sắp sinh non. Trong trường hợp này bạn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.
Tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm
Nếu thai phụ tăng cân nhanh chóng dù không ăn hay uống nhiều, đi kèm lại có dấu hiệu phù nề chân tay, đau đầu, rối loạn thị giác thì cần cảnh giác với tiền sản giật – một chứng bệnh vô cùng nguy hiểm với bà bầu. Nếu trong vòng ba tuần liên tiếp không tăng cân thì có thể xảy ra rối loạn phát triển đối với thai nhi.
Đau bụng
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu thai phụ cảm thấy đau ở vùng bụng dưới (thường được mô tả đau dọc, song song theo hai nếp bẹn) lại đi kèm với xuất huyết âm đạo thì có thể có nguy cơ dọa sẩy hoặc thai ngoài tử cung.
Với thai ngoài tử cung, thường đau sẽ xuất hiện từ rất sớm, đau một bên vùng bụng, âm ỉ kéo dài, không giảm mà tăng dần, đỉnh điểm là tình trạng đau nhói đến mệt lả người, có khi ngất xỉu.
Đau của thai ngoài tử cung là do khối thai đóng ở vòi trứng gây căng giãn vòi trứng gây đau, khi vòi trứng bị vỡ thai phụ sẽ đau nhói, mệt xỉu. Kèm với đau bụng, còn có ra máu âm đạo dây dưa, kéo dài.
Thai nhi có những chuyển động bất thường
Chuyển động của thai nhi thay đổi bất thường, đột ngột tăng gấp đôi hoặc giảm gần như một nửa so với thường ngày, trong vòng 12 giờ thì thai phụ cần đặc biệt chú ý.
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu oxy của thai nhi. Nếu chuyển động của thai nhi biến mất (sau tháng thứ 5) thì có thể thai nhi đã bị tử vong.
Nhịp tim thai bất thường
Phản ánh tình trạng thiếu oxy của thai, nhịp tim thai bình thường dao động khoảng từ 120 ~ 160 lần mỗi phút. Nếu có tình trạng giảm chuyển động bào thai như SOS 3 thì cần chú ý thường xuyên hơn đến nhịp tim thai. Nếu nhịp tim nhiều hơn 160 nhịp/phút hoặc ít hơn 120 nhịp/phút nó phản ánh tình trạng thiếu oxy của thai nhi.
Lưu ý là các vị trí nghe tim tim thai cần đúng theo quy định của bác sỹ và đúng thời gian chuyển động. Nếu không cẩn thận, lắng nghe tim thai không đúng thời điểm và vị trí sẽ phản ánh sai tình trạng.
Ngứa – Ứ mật thai kỳ
Trong suốt thai kỳ, một số phụ nữ mang thai có thể có triệu chứng ngứa, điều đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân bị ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan. Đây có thể được chẩn đoán là hội chứng ứ mật intrahepatic và bệnh dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu, mẹ xuất huyết sau sinh… Do đó phụ nữ mang thai cần được xét nghiệm ngứa trong phòng thí nghiệm để được phát hiện điều trị sớm.
Cảm giác sưng vú biến mất
Nếu triệu chứng sưng vú đột nhiên biến mất và áo ngực trở nên lỏng lẻo thì khả năng hoại tử villous xảy ra, phôi có thể đang teo đi hoặc đã chết.
Tử cung mở rộng
Nếu tử cung đột nhiên mở rộng hay tăng kích thước quá nhanh thì thai phụ cần phải chú ý đến khả năng mang song thai, thai to hoặc polyhydramnios và các vấn đề khác. Trong trường hợp này, siêu âm có thể giúp các bác sĩ xác định chẩn đoán chính xác.
Xuất huyết âm đạo
Xuất huyết âm đạo là một trong các tín hiệu nguy hiểm đe dọa sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Trong ba tháng cuối thai kỳ, nếu có xuất huyết âm đạo và không có liên quan đến đau bụng thì đó là nguyên nhân phổ biến của nhau tiền đạo. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cầm máu sau sinh hay các cơn co thắt tử cung. Cũng có thể gây ra xuất huyết sau sinh.
Tiểu ít hoặc không buồn tiểu
Thai phụ thường có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu đột nhiên bạn tiểu ít hoặc không buồn tiểu, đây có thể là dấu hiệu của chứng mất nước hay tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này tương đối nguy hiểm với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Nhức đầu kèm sưng phù chân tay
Nếu chứng đau đầu nhẹ xảy ra trong 3 tháng đầu mang thai thì không có vấn đề gì nghiêm trọng vì đó là triệu chứng của bệnh ốm nghén. Dấu hiệu sưng phù chân trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng không ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu những cơn đau đầu vẫn tiếp diễn ở giai đoạn 2, 3 thì bạn cần đặc biệt chú ý. Nếu như khắp người từ chân, tay, mặt đều bị sưng phù nặng nề trong thời gian mang thai thì cần tới gặp bác sỹ ngay vì rất có thể bạn đang bị tiền sản giật.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh