Viêm dạ dày là một thuật ngữ dùng để mô tả một nhóm các điều kiện với một điểm chung: viêm niêm mạc dạ dày. Các viêm nhiễm của viêm dạ dày thường là kết quả của nhiễm trùng với cùng một vi khuẩn gây loét dạ dày. Tuy nhiên, các yếu tố khác chẳng hạn như chấn thương, thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau nào đó hoặc uống quá nhiều rượu cũng có thể đóng góp cho viêm dạ dày.
Bệnh được chia thành 2 nhóm là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính.
Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng :
– Viêm dạ dày cấp tính chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày.
– Viêm dạ dày mạn tính được xem như là tình trạng viêm của lớp niêm mạc của dạ dày, hiện tượng này diễn ra từ từ và tồn tại trong thời gian dài.
Trong thực tế khám và chữa bệnh hằng ngày, các thầy thuốc gặp chủ yếu là viêm dạ dày mạn tính. Tình trạng bệnh lý này tăng dần theo độ tuổi và chiếm tỷ lệ từ 40-70% trong bệnh lý dạ dày, tá tràng.
– Rất nhiều người bệnh đinh ninh hễ hết đau là lành bệnh. Khổ một nỗi là triệu chứng đau lại không đồng bộ với tiến độ lành vết loét. Trên thực tế phải nhiều tuần sau khi hết đau thì ổ loét trên niêm mạc dạ dày mới thật sự lành. Nhiều người bệnh vì thế ngưng thuốc quá sớm.
Giải pháp không chỉ là viên thuốc!
Muốn bít kín vết loét cơ thể phải đủ dưỡng chất để tái tạo niêm mạc. Chữa bệnh dạ dày mà thiếu chất kiến tạo thì vết loét dạ dày thường khó lành! Một phác đồ điều trị viêm loét dạ dày thiếu hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng dồi dào chất đạm, đặc biệt là chất đạm gốc thực vật như đậu nành, rong biển, bắp cải… trên thực tế chỉ là toa thuốc chắc chắn phải dùng nhiều lần vì người bệnh sớm muộn cũng phải trở lại tìm thầy. Bằng chứng là rất đông bệnh nhân tuy uống đủ thuốc, đúng thuốc, thậm chí nhiều tháng trời, nhưng vết loét vẫn không lành.
Thêm vào đó, nhiều người bệnh có khuynh hướng uống sữa nhiều lần trong ngày vì uống vào cảm thấy bớt đau. Đúng là sữa giảm cơn đau dạ dày nhưng chỉ trong giai đoạn đầu. Về lâu dài, sữa – do ảnh hưởng trên pH máu và chất điện giải, lại là lý do gây co thắt đường tiêu hóa khiến người bệnh đau nhiều hơn, đau thường hơn.
Bệnh không lành vì quên người bệnh!
Nói tóm lược, liệu pháp nào trong bệnh viêm loét dạ dày nếu muốn có tác dụng toàn diện phải tối thiểu hội đủ bốn yếu tố:
– Kháng viêm loét để giảm đau cấp kỳ, nhằm trả lại chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
– Bảo vệ niêm mạc dạ dày để gia tốc tiến trình hồi phục, thu ngắn liệu trình sao cho bệnh nhân sớm trở lại với sinh hoạt thường ngày.
– Ức chế vi khuẩn helicobacter để giảm thiểu xác suất tái phát, đồng thời ngăn ngừa hậu quả biến thể ác tính.
– Thư giãn thần kinh để ổn định tình trạng quân bình trong hệ thần kinh thực vật.
Cho dù có đúng thầy đúng thuốc, niêm mạc dạ dày khó có thể hồi phục nếu thiếu nhân tố quyết định: ý thức của người bệnh! Ngày nào người bệnh chưa nhận thức được mối nguy của căn bệnh, ngày nào thầy thuốc chỉ tập trung vào vết loét mà quên người bệnh như một tổng thể cá biệt, ngày đó nhà điều trị – cho dù có sẵn trong tay cả lố thuốc đời mới vẫn khó lòng trị dứt căn bệnh.
Dược sĩ Hưng
DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi