HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị chân tay miệng?

     
    Các bé bị chân tay miệng thường rất biếng ăn, thậm chí là bỏ bữa do các vết loét trong niêm mạc gây đau đớn. Ngoài ra, việc cơ thể bị sốt, kèm theo đau họng… cũng khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc dẫn đến xụt cân nhanh chóng. Cha mẹ đừng nên quá lo lắng, những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn.
     
    Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng
     
    – Khuyến khích cha mẹ nên cho bé ăn những món ăn mà bé thích
     
    – Do miệng bị  loét nên trẻ rất biếng ăn, do vậy để trẻ dễ ăn hơn, cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất. Cho ăn thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm như cháo bột vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng.
     
    – Không nên cho trẻ ăn thức ăn còn nóng. Có thể làm mát đồ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
     
    – Nên chia nhỏ các bữa ăn. Không cố gắng ép trẻ ăn (vì trẻ đau miệng, ăn nhiều một lúc sẽ gây cảm giác khó chịu).

    Lưu ý:

    – Tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ. Không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.
     
    – Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột, hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi mát. Có thể thay một bữa ăn bằng một hũ yaourt, một ly sữa mát.
     
    – Với trẻ còn bú mẹ cần cho bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì trẻ mỗi lần bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Khi trẻ hồi phục và hết các vết loét gây đau trong miệng, cần động viên trẻ ăn uống bình thường trở lại.
     
    – Sau khi ăn cần súc miệng sạch sẽ và để trẻ nghỉ ngơi ( nhịn hoàn toàn) trong 3- 4 giờ sau đó mới cho ăn bữa khác.
     
    – Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) cho bé quay ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp với lứa tuổi, không kiêng khe
    Giúp các mẹ phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ
     
    – Tăng cường sức đề kháng và giữ vệ sinh sạch sẽ
     
    Vệ sinh cho bé bị chân tay miệng
     
    – Cho trẻ ăn đủ bữa ( 3-5 bữa trong ngày), đủ dinh dưỡng (bột, đạm, dầu, rau).
     
    – Ăn nhiều trái cây sạch sau khi ăn cháo, bột để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng.
     
    – Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
     
    – Không cho trẻ ngậm đồ chơi hay núm vú cao su.
     
    – Đồ chơi và muỗng, chén của trẻ phải rửa sạch mỗi ngày và không nên chơi chung, ăn chung với những trẻ có bệnh.
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội