Vào mùa thu không khí thiếu yếu tố ẩm thấp mà tạo nên thời khí khô ráo nên dễ dẫn đến tiêu khát uống nhiều, miệng và da dẻ hay bị khô dễ bị các bệnh hô hấp, bệnh phổi, đại tiện táo bón…
Những thực phẩm sau thực sự cần thiết cho bạn và gia đình:
Ngân nhĩ
Còn gọi là tuyết nhĩ, mộc nhĩ trắng (bạch mộc nhĩ), chứa nhiều khoáng chất và protein, có tác dụng tư âm nhuận phế, dưỡng vị sinh tân.
Phổi heo
Có tác dụng bổ phế, thích hợp với trường hợp phế hư sinh ho, lạc huyết. Thường ăn phổi heo vào mùa thu rất có ích cho phổi và hệ hô hấp.
Thịt rùa
Có tác dụng tư âm, bổ huyết thanh nhiệt. Thích hợp với các trường hợp âm hư hỏa vượng dẫn đến ho ra máu, đại tiện ra máu, hoặc âm huyết không đủ dẫn đến gân cốt đau nhức, mềm yếu, vô lực.
Thịt ba ba
Có tác dụng tư âm, lương huyết, ích khí. Thích hợp các chứng do can thận âm hư dẫn đến hông đau, băng lậu, đới hạ và khí hư hạ hãm làm cho thoát giang.
Thịt ngỗng
Có tác dụng ích khí dưỡng âm, hòa vị. Thích hợp với những người hư nhược gầy yếu do khí hư hoặc âm hư.
Khoai sọ
Khoai sọ nhiều chất tinh bột, dinh dưỡng phong phú. Trong 100 g khoai sọ chứa 91 kcal nhiệt lượng, 2.4 g protein, 0.2 g chất béo, 20.5 g khoáng chất, 14 mg canxi, 43 mg photpho, 0.5 mg sắt, 10 mg vitamin C, 10.09 mg vitamin, 20.04 mg vitamin B. Thành phần này trong khoai sọ giúp kiện tỳ vị, dễ tiêu hóa, đặc biệt thích hợp cho người mắc bện dạ dày đường ruột, tì vị suy, cho trẻ nhỏ và người già.
Khoai lang
Dinh dưỡng trong thực phẩm này tương đối phong phú. Khoai lang cung cấp cho cơ thể protein, đường, vitamin A và vitamin C; có tác dụng bổ sung khí huyết, kiện tỳ vị, thận tốt và làm ấm dạ dày. Do đó thường xuyên ăn khoai lang phòng chống các mô trong gan và thận bị khô héo.
Cải bó xôi (rau chân vịt)
Có tác dụng tư âm nhuận táo, dưỡng huyết chỉ huyết, hạ hỏa khí. Thường dùng cho các chứng thiếu máu, đại tiện táo bí, khát nước do tân dịch không đủ hoặc do can hỏa thượng viêm gây đau đầu, mặt đỏ, mắt sưng.
Bắp cải
Hàm lượng vitamin C trong bắp cải gấp 3.5 lần so với cà chua, hàm lượng canxi gấp 2 lần dưa chuột. Bắp cải còn chứa nhiều Mn,có tác dụng tăng sự trao đổi chất, có lợi cho sự phát triển của trẻ, Hàm lượng vitamin C phong phú còn tăng sức đề kháng chống ung thư.
Củ cải
Củ cải chứa nhiều nước, vitamin C, canxi, photpho, khoáng chất và protein. Các chuyên gia dinh dưỡng nhận đinh rằng của cải tính mát vị cay đắng, có thể tiêu tích trữ chất béo, tiêu đờm, giải độc.
Thịt vịt lông trắng
Có tác dụng tư bổ âm dịch, lợi thủy tiêu thũng. Thích hợp với trường hợp âm hư gây sốt hâm hấp, sốt về chiều, ho có ít đàm, miệng khô khát, thiếu khí, thân thể hư nhược, âm hư thủy thũng.
Quả lê
Là loại trái cây nhuận táo chủ yếu mùa thu, có tác dụng tư âm nhuận táo thanh nhiệt hoặc đàm, thích hợp với các chứng ho, khô khát, tiện bí, do táo khí hoặc nhiệt khí làm thương âm, hoặc do nội nhiệt gây nên đàm đặc, đàm vàng, ho, phiền khát.
Chuối tiêu
Có tác dụng thanh nhiệt nhuận trường, nhuận phế, giải rượu. Thích hợp các chứng tiện bí, phế nhiệt sinh ho, có ích đối với bệnh cao huyết áp, tim mạch.
Mía
Có tác dụng tư âm nhuận táo, hòa vị, cầm nôn ói, thanh nhiệt giải độc. Thích hợp các chứng miệng khô, tiện bí, ho có đàm, ợ hơi, nôn ói do tân dịch ở dạ dày không đủ mà gây ra. Hoặc do tân dịch bị nhiệt thương dẫn đến miệng khô khát, tâm phiền. Còn dùng giải trúng độc do rượu.
Yến sào
Có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, ích khí bổ trung. Thích hợp trường hợp phế âm hư dẫn đến triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, ho có đàm; hoặc vị âm hư dẫn đến nôn ói, khí hư gây tự ra mồ hôi.
Sữa bò
Chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú, hàm lượng protein, mỡ, đường, canxi, lân, sắt, magie, kali, natri và các loại vitamin rất cao. Có tác dụng tư nhuận phế vị, nhuận trường thông tiện, bổ hư làm hết đau, thường uống vào mùa thu rất có hiệu quả.
Hạt mè, vừng
Có tác dụng bổ hư nhuận táo, thanh phế ho đàm. Thích hợp với người thân thể hư nhược và sản hậu khí huyết bất túc, phế hư lâu năm làm cho ho, suyễn. Có tác dụng tư bổ can, thận, phế, nhuận táo, thông tiện. Thích hợp trường can thận tinh huyết không đủ, dẫn đến hoa mắt, tóc bạc sớm, hông gối tê yếu; âm dịch không đủ dẫn đến ruột táo tiện bí, tiểu khó, sản hậu huyết hư, thiếu sữa hoặc dùng để bổ dưỡng sản phụ sau sinh.
Đậu hũ
Có tác dụng bổ hư nhuận táo, thanh phế ho đàm. Thích hợp với người thân thể hư nhược và sản hậu khí huyết bất túc, phế hư lâu năm làm cho ho, suyễn.
Gà ác
Nên ăn vào lúc giao mùa thu và mùa đông. Có tác dụng tư âm thanh nhiệt, bổ can ích thận, kiện tỳ chỉ tả. Thích hợp trường hợp âm hư dẫn đến ngũ tâm phiền nhiệt (lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng trước ngực nóng ấm), ra mồ hôi trộm, gầy yếu, ho; can thận âm hư dẫn đến di tinh, bạch trọc, đới hạ, kinh nguyệt không đều; tỳ hư gây tiêu lỏng, tiêu chảy.
Mật ong
Có hàm lượng các chất dinh dưỡng phong phú, tác dụng tư âm nhuận táo, bổ tỳ, làm hết đau, bổ hư ích khí, giải độc. Thích hợp các chứng do tân dịch không đủ, tỳ vị âm hư hoặc khí hư. Thường dùng trị các bệnh mạn tính, bị phỏng, ghẻ lở, giải độc do uống nhầm ô đầu.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza