Làm thế nào để biết trẻ đang bị khó thở?
Hầu hết trẻ bị khó thở thanh quản đều có những dấu hiệu như hít thở khó, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng ngực. Bên cạnh đó, trẻ còn có những triệu
chứng khác như khàn tiếng hay mất tiếng khi nói, ho, khóc. Đầu trẻ thường bị gật gù khi thở và hay bị ngửa ra sau trong thì hít vào.
Nếu quan sát thì sẽ thấy sụn thanh quản nhô lên khi hít vào, mặt trẻ bị nhăn lại, hai cánh mũi nở rộng.
Để chẩn đoán mức độ khó thở thanh quản của trẻ, người ta chia ra 3 mức độ nặng, nhẹ khác nhau, đây là yêu cầu rất cần thiết để có thể đưa ra những xử trí đúng đắn nhất.
Mức độ 1: Trẻ xuất hiện khàn và rè tiếng khi khóc, khi nói, nhưng tiếng ho có thể vẫn trong hoặc hơi rè. Biểu hiện khó thở chưa điển hình, tiếng rít thanh quản nhẹ hoặc chưa rõ, cơn co kéo hô hấp ít. Tình trạng toàn thân chưa ảnh hưởng, trẻ vẫn còn chơi, chưa quấy khóc nhiều.
Mức độ 2: Trẻ bị mất tiếng, nói không rõ từ, tiếng ho trở nên ông ổng. Lúc này triệu chứng khó thở thanh quản rất điển hình, tiếng rít thanh quản rõ, cơn co kéo hô hấp mạnh. Trẻ xuất hiện trạng thái kích thích, vật vã, hốt hoảng, lo sợ.
Mức độ 3: Trẻ bị mất tiếng hoàn toàn, khóc hoặc nói không thành tiếng, nghe phều phào. Ngay cả khi ho cũng không thành tiếng hoặc muốn ho mà không ho được. Biểu hiện khó thở trở nên dữ dội, có triệu chứng thiếu ôxy nặng nề, lúc này trẻ có thể bị tím tái, rối loạn nhịp thở. Toàn thân trẻ bị ảnh hưởng thần kinh (hôn mê, lờ đờ hay vật vã…), tim mạch, da tái vã mồ hôi…
Nguyên nhân khó thở
Khó thở là một biểu hiện rất nguy hiểm đối với trẻ, vì vậy bạn cần hết sức lưu ý.Nếu hơi thở của bé nhà bạn “có vấn đề”, cha mẹ trẻ hãy cho trẻ đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức. Nếu em bé đang bị khó thở và kèm theo môi, miệng, mặt tím tái hoặc xanh nhạt, bạn cần phải gọi cấp cứu khẩn cấp.
Suyễn
Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ, suyễn là một trong những bệnh mãn tính hàng đầu trong thế giới tuổi thơ và là một nguyên nhân chính gây tàn tật ở trẻ. Hen suyễn là một bệnh viêm đường hô hấp và thường gây ra các triệu chứng như ho, thở khò khè, tức ngực, khó thở và lặp đi lặp lại sẽ gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Thở khò khè thường được xem là một dấu hiệu đầu tiên của bệnh suyễn. Tuy nhiên nhiều trẻ bị bệnh suyễn lại không có triệu chứng thở khò khè hoặc rất ít gặp hiện tượng này. Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ thường phổ biến hơn vào ban đêm.
Hút thuốc lá, chất gây ô nhiễm, không khí lạnh, thay đổi thời tiết, chất gây dị ứng, vi rút đều là những tác nhân tiềm năng gây bệnh suyễn ở trẻ. Tuy nhiên, không phải mọi trẻ em sẽ phản ứng với tất cả các tác nhân trên và bị suyễn. Nếu trẻ nhà bạn phàn nàn bị đau thắt ngực, đau hoặc thường xuyên ho, khó ngủ thì cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ kịp thời.
Viêm phế quản cấp tính
Với bệnh viêm phế quản cấp tính, các ống lót của những người bị viêm gây ra cho các bệnh nhân các triệu chứng như ho khan, ho ra đờm màu trắng, chất nhầy màu vàng hoặc màu xanh lá cây, thở khò khè, sốt, ớn lạnh, khó thở và khản tiếng.
Bệnh viêm phế quản cấp tính thường phát sinh sau khi bị nhiễm lạnh hoặc bị các bệnh về đường hô hấp. Viêm phế quản cấp tính có thể dễ dàng điều trị bằng việc uống nhiều nước, thuốc ho và thuốc giảm đau khác. Đôi khi, nếu bác sĩ nghi ngờ bị nhiễm trùng do vi khuẩn họ sẽ kê thêm toa thuốc kháng sinh và thuốc ho theo toa.
Nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV)
Nhiễm vi rút hợp bào hô hấp là một nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Theo March of Dimes, hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm RSV trước khi chúng được 2 tuổi.
RSV thường được kết hợp với các nhiễm trùng nghiêm trọng như phế quản hoặc nhiễm trùng ống thở, viêm phổi. Các triệu chứng của nhiễm RSV bao gồm thở khò khè, khó thở, sốt và ho. Là phụ huynh, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc tốt nhất nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng RSV.
Viêm phổi
Viêm phổi ở trẻ có thể có những dấu hiệu giống y hệt như nhiễm trùng đường hô hấp hoặc viêm phế quản hay bệnh RSV. Các triệu chứng của viêm phổi ở trẻ bao gồm: ho trung bình đến nặng và có thể sản xuất chất đờm nhờn, thở khò khè, sốt cao, đau ngực và có thể nôn.
Xử trí khi bị khó thở
Tất cả những trường hợp khó thở thanh quản đều cần được theo dõi chặt chẽ và xử trí bệnh kịp thời, đặc biệt là tình trạng cấp tính. Nếu trẻ có nguyên nhân bị dị vật đường thở phải nhanh chóng lấy dị vật khỏi thanh quản. Nhiều trường hợp nặng phải sử dụng mở nội khí quản, thở ôxy. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau.
Khó thở thanh quản là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có nhiều nguyên nhân có thể dự phòng được. Các bậc cha mẹ không nên để trẻ ngậm đồ vật dễ gây hóc, mặt khác còn gây nhiễm khuẩn, giun sán. Nên vệ sinh sạch sẽ cho bản thân trẻ và người chăm sóc trẻ, nhất là vệ sinh trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh.
Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng. Mang lại cho trẻ một không gian sống thoáng, sạch. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp nên cho trẻ đi khám ở các chuyên khoa hô hấp để phát hiện bệnh và điều trị sớm.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh