HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Nguyên nhân đau lưng không thể ngờ tới

    Đa phần mọi người vẫn thường nghĩ đau lưng chỉ là hiện tượng do các đốt sống bị tổn thương, hay do hoạt động cuối gập nhiều. Tuy nhiên, đau lưng cũng có thể xuất phát từ các bệnh nguy hiểm khác của cơ thể bạn như vẩy nến, loét dạ dày, thiếu vitamin D

    Dấu hiệu nhận biết bệnh đau lưng  

    Biểu hiện của đau lưng do thoát vị đĩa đệm, triệu chứng gồm: hạn chế động tác nâng chân ở tư thế duỗi thẳng, tăng nhạy cảm đau của thần kinh tọa, giảm cảm giác mặt ngoài cẳng chân và đầu ngón cái, động tác gấp bàn chân và ngón cái yếu, hạn chế động tác nâng chân ở tư thế duỗi thẳng, giảm phản xạ gân gót, giảm cảm giác mặt sau cẳng chân và cạnh ngoài bàn chân, động tác gấp gan bàn chân và ngón cái yếu.

    đau lưng

    Nguyên nhân gây đau lưng khó ngờ

    Loãng xương

    – Cảm giác: Những người phụ nữ mãn kinh (kể cả đàn ông) thường xuyên cảm thấy đau cột sống, co thắt các cơ cạnh sống, dễ bị gãy xương khi có chấn thương nhẹ hoặc bị té ngã.

    – Nguyên nhân: Loãng xương do sự lão hoá cơ thể, ít hoạt động ngoài trời, thiếu vitamin D, chức năng dạ dày, ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu, xương bị thoái hóa. Ở phụ nữ thời kỳ trước và sau khi mãn kinh thì hormon sinh dục nữ giảm, dẫn đến tăng nhanh quá trình chuyển canxi từ xương vào máu, gây loãng xương. Bệnh này cũng có thể do bạn  ăn uống thiếu chất, thiếu canxi, phospho, magne, axit amin và các nguyên tố vi lượng hoặc bị suy giảm miễn dịch.

    – Điều trị: Chụp X-quang để biết được trọng lượng xương của bạn. Hãy thực hiện một số bài tập giúp giảm đau nhức xương, bổ sung vitamin D kết hợp với một chế độ ăn uống giàu canxi.

    Loét dạ dày

    – Cảm giác: Đau ở giữa lưng.

    – Nguyên nhân: Loét dạ dày hoặc tá tràng có thể khiến cơn đau lan ra phía sau.

    – Điều trị: Nội soi là phương pháp khẩn cấp để xem mức độ loét dạ dày đến đâu.

    Sau khi chẩn đoán, cần phải dừng ngay thuốc kháng viêm hoặc aspirin giảm đau, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm vết loét và làm chảy máu dạ dày.

    Nếu nội soi không cho thấy dấu hiệu của loét dạ dày, bạn có thể gặp vấn đề ở đại tràng, tuyến tụy hoặc sỏi thận. Các bác sĩ sẽ siêu âm cho bạn để tìm ra nguyên do chính xác.

    Vảy nến

    – Cảm giác: Đau ở phần lưng dưới, khiến bạn ngủ không ngon. Các cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm, sáng sớm thì biến mất. Các khớp trở nên đau, cứng nhắc, không linh hoạt và yếu dần đi.

    – Nguyên nhân: Có thể bạn đang mắc phải căn bệnh da liễu rất phổ biến là bệnh vẩy nến (đặc trưng bởi các nốt đỏ dày đặc có vảy trên khuỷu tay, đầu gối, da đầu…). Hơn 10% các trường hợp, triệu chứng viêm khớp xuất hiện trước khi bị bệnh vẩy nến. Bạn có thể bị đau gót chân, một mắt đỏ, đau nhức, viêm gân hoặc viêm khớp ở các ngón chân, ngón tay.

    – Điều trị: Chụp X-quang, MRI hoặc xạ hình có thể phát hiện tình trạng viêm khớp, bệnh vẩy nến. Việc điều trị bao gồm thuốc kháng viêm không steroid (không cortisone), thuốc bảo vệ dạ dày.

    Thiếu vitamin D

    thieu-vitamin-d

    – Cảm giác: Đau lưng kéo dài thành bệnh mãn tính, gây trầm cảm, mệt mỏi.

    – Nguyên nhân: Những cơn đau có thể liên quan đến việc thiếu vitamin D tổng hợp.

    – Điều trị: Nếu bạn không hay ra ngoài ánh sáng mặt trời, tiêu thụ rất ít thức ăn chứa vitamin D như dầu cá, gan, uống sữa… bạn nên thực hiện một xét nghiệm máu kiểm tra lượng vitamin D trong cơ thể. Canxi – vitamin D là cặp không thể tách rời, bạn cần đảm bảo một lượng canxi cần thiết bằng cách chú ý đến hàm lượng trên mỗi sản phẩm, uống sữa, nước khoáng giàu canxi …

    Đau xơ cơ

    – Cảm giác: Đau lan toả toàn bộ cơ thể, dưới phần thắt lưng, không có giới hạn rõ ràng của vùng đau, có cảm giác đau sâu trong cơ, đau co thắt, đau như cắt hoặc đau rát bỏng ở một vùng gân, cơ hoặc tổ chức mềm quanh khớp.

    – Nguyên nhân: Bệnh đau xơ cơ là hiện tượng do rối loạn hệ thống chống đau của cơ thể, cụ thể là do thiếu hụt serotonin làm giảm ngưỡng đau dẫn đến tăng cảm giác đau và rối loạn giấc ngủ.

    – Điều trị: Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp với vật lý trị liệu như massage, nhiệt trị liệu, xoa bóp, châm cứu kết hợp điều trị tâm lý.

    Căng thẳng

    – Cảm giác: Đau lưng, nhức đầu, đau bụng… dần dần bạn càng cảm thấy tồi tệ.

    – Nguyên nhân: Những biến đổi mạnh về tâm lý như lo lắng, căng thẳng, hồi hộp dễ dẫn đến những cơn đau kiểu này. Sự căng thẳng dễ gây nên đau thắt các cơ, làm bạn khó chịu.

    – Điều trị: Bình tĩnh xử lý mọi chuyện, không vội vàng, hấp tấp. Bạn có thể thư giãn bằng cách tập thể thao, yoga, thái cực quyền, aerobic…

    Thừa cân

    – Cảm giác: Đau lưng, chân, gối.

    – Nguyên nhân: Cân nặng quá mức làm giãn cơ bắp, gây đau lưng và các bệnh viêm xương khớp cột sống. Cần chú ý đến sự xấu đi của bệnh viêm xương khớp ở  xương hông và phía trên đầu gối. Cứ khi trọng lượng cơ thể tăng 1kg, phần cơ ở đầu gối sẽ phải gánh thêm 4kg quá tải.

    – Điều trị: Cố gắng giảm cân, tập thể thao, chú ý vào các bài tập chống đau lưng kết hợp với một chế độ ăn uống phù hợp.

    Hậu quả bệnh đau lưng

    Sau khi bệnh đau lưng diễn ra, bệnh sẽ gây nên các hậu quả ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Suy giảm khả năng lao động và vận động trong sinh hoạt của bệnh nhân. Ngoài những cơn đau nhức thường ngày, nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị teo cơ, teo chân thậm chí còn có thể bị tàn phế suốt đời.

    Điều trị bệnh đau lưng

    Trong trường hợp bạn bị hành hạ bởi các cơn đau rất nặng và liên tục, bạn nên đến gặp các chuyên gia bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân, đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất và kịp thời giúp bạn giảm đau, phục hồi nhanh nhất có thể.

    –  Bổ sung lượng canxi cần thiết hàng ngày.

    –  Hấp thụ đủ lượng axit folic có trong rau quả, trái cây.

    –  Uống thật nhiều nước giữ cho cơ thể không bị khô.

    –  Rèn luyện thực hiện các tư thế chính xác.

    –  Tìm hiểu và tập luyện các bài tập, kỹ thuật thở giúp thư giãn cơ hoành.

    đau lưng

    –  Rèn luyện thói quen nâng vật nặng chính xác.

    –  Khi công việc đòi hỏi phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, cần tận dụng tối đa cơ hội di chuyển, thay đổi tư thế và khởi động lưng, chân, tay.

    –  Ngủ đủ giấc, không ít hơn 8 tiếng 1 ngày.

    –  Ngủ trên loại đệm phù hợp, có lợi cho lưng.

    –  Khi ngủ nên đặt gối ở dưới đầu gối nếu nằm ngửa, kẹp giữa hai chân nếu nằm nghiêng để hỗ trợ cho lưng và tuyệt đối không nên nằm sấp.

    –  Không hoạt động quá sức hoặc căng lưng giữa không cần thiết.

    –  Dừng ngay các hoạt động thân thể gây nhiều tác động lên lưng, đặc biệt là sau những tuần đầu điều trị.

    – Giảm tối đa căng thẳng tinh thần.

    – Thực hiện các bài tập luyện kéo giãn để tăng cường sức mạnh và thả lỏng khớp lưng giữa.

    –  Phương pháp trị liệu phản xạ khá công hiệu trong việc giảm đau lưng, ngoài ra xoa bóp và châm cứu cũng là giải pháp tốt.

    –  Có thể sử dụng thuốc giảm đau nếu cơn đau quá gay gắt.

    –  Sử dụng thuật nắn khớp xương.

    – Sử dụng các công cụ hỗ trợ lưng.

    – Chườm nóng giúp giảm đau và sưng tấy.

    – Chườm lạnh cũng có thể giúp ích khá nhiều.

    – Chú ý tới lượng đường và carbohydrate hấp thụ hàng ngày.

    Phương pháp điều trị chữa khỏi bệnh đau lưng hiệu quả không cần dùng thuốc

    1. Nằm nghỉ ngơi: Tư thế nằm ngửa thả lỏng người thoải mái trên giường cứng, không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và cơ. Đảm bảo nguyên tắc giữ đường cong sinh lý cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường.

    đau lưng

    Dùng một gối lót dưới cột sống cổ, chú ý không được kê gối trên đầu. Một gối mỏng kê dưới lưng. Một gối kê dưới kheo. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế. Khi dậy, xoay người nằm nghiêng để dậy từ từ. Phương pháp có thể kéo dài tối đa trong 3 ngày, nếu không khỏi thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa.

    2. Kéo giãn cột sống: Tốt nhất là dùng áo treo cột sống. Có thể đu hai tay trên xà, hoặc treo người ngược kiểu tư thế tập xà trong vòng 5 – 10 phút. Phương pháp này áp dụng trong 2 ngày, nếu không đỡ thì phải chuyển phương pháp khác hoặc khám chuyên khoa.

    3. Xoa bóp: Dùng tay xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Có thể sử dụng các động tác kéo rút như trong mát xa, nhưng phải nắm được kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

    4. Chườm nóng: Dùng khăn tẩm nước nóng vừa phải đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chăng, mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 24 giờ đầu tiên.

    5. Chườm lạnh: Dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút, có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì. Phương pháp chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng.

    Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng, có những lúc các cơn đau lưng giữa trở nên rất nguy hiểm và cần phải đến gặp các chuyên gia bác sĩ để điều trị kịp thời, đặc biệt là khi bạn bị đau liên tục không khỏi hoặc mức độ đau quá gay gắt.

     Dược sĩ Hưng


    513JointKing-dieu-tri-thoai-hoa-khop1

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội