Ở một số nơi, người ta lấy hạt bạch đậu khấu làm gia vị rất thơm ngon. Theo kinh nghiệm, để dùng làm thuốc thường lấy quả gần chín, dược liệu là quả hình cầu dẹt, có 3 múi, đường kính 1 – 1,5 cm. Mặt ngoài vỏ màu trắng, có một số đường vân dọc, đôi khi còn sót cuống quả. Vỏ quả khô dễ tách. Mỗi quả có 20 – 30 hạt, gọi là khấu mễ hoặc khấu nhân, hạt chứa nhiều tinh dầu. Mùi thơm, vị cay.
Quả thu hái vào mùa thu, hái cây trên 3 năm, hái quả còn giai đoạn xanh chuyển sang vàng xanh (gần chín). Hái về phơi trong râm cho khô, có khi phơi khô xong bỏ cuống rồi xông diêm sinh cho vỏ trắng cất dùng, khi dùng bóc vỏ lấy nhân, giã nát.
Hoa bạch đậu khấu màu nâu đến nhạt, thể hiện hình khối dài ép dẹt, mặt ngoài bao phủ hoa bị chất màng, có gân dọc rõ ràng, đầu dưới giữ cuống hoa tàn, thương phẩm thường lá phiến vụn, chất màng và vật dạng sơ, xen kẽ số ít cuống hoa, hơi có mùi thơm.
Phần dùng làm thuốc: Hạt quả và hoa.
Theo Đông y, bạch đậu khấu vị cay, tính ấm, vào 2 kinh tỳ, phế, làm tan khí trệ ở phổi, trừ đình tích ở dạ dày, lui màng mờ trong mắt, thông ợ ngược, ngừng nôn mửa, trừ sốt rét, giải độc rượu. Công của nó đều do khí thơm mà sinh ra. Nếu qua lửa sao thì đã giảm nửa công. Nên sắc uống hoặc nghiền nhỏ, đợi các thuốc sắc xong hòa vào uống thì tốt hơn.
Thành phần hóa học: trong đậu khấu có chừng 2,4% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là D.bocneola và D.campho.
Tính chất ấm vị hành khí, trị tào tạp, nôn mửa, ợ chua, không tiêu hóa, bệnh phổi.
Chủ trị: tích khí lạnh, ăn vào nôn ra, làm hạ khí, điều trị rối loạn tiêu hóa.
Các danh y đời xưa đã dùng đậu khấu để chữa các bệnh như:
- Làm tan khí trệ trong phổi, khoan khoái các mô, ăn uống tốt, trừ màng che ở tròng trắng mắt.
- Trị sốt rét, lúc nóng lúc lạnh, ợ nghẹn, giải độc rượu.
- Có người nói bạch đậu khấu với súc sa nhân là một loại khí vị và công dụng không khác, hoặc cùng nhục đậu khấu tuy khác họ mà công dụng như nhau. Nhưng không đúng: súc sa nhân không có công năng trị phế vị có hỏa và phế vị khí hư suy như bạch đậu khấu. Còn nhục đậu khấu chỉ trị trung hạ tiêu không bằng bạch đậu khấu, không có vị sáp lại trị bệnh ở cả tam tiêu.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm
Trị bụng đau do lạnh nên khí trệ:
Bạch đậu khấu 6g, hậu phác 8g, quảng mộc hương 4g, cam thảo 4g. Tất cả đổ 500ml nước sắc uống ngày 3 lần, uống thuốc còn ấm, dùng liền 3 ngày.
Nếu bụng sôi, lợm giọng buồn nôn thì dùng bài thuốc sau: bạch đậu khấu 3g, trúc nhự 9g, đại táo 3 quả, gừng tươi 3g. Giã nát gừng, ép lấy nước. Các dược liệu khác sắc với 200ml nước còn 50ml, uống với nước gừng.
Trị tỳ hư ăn vào nôn ra:
Bạch đậu khấu 80g, sa nhân 80g, đinh hương 40g, gạo tẻ để lâu năm 1.000g. Lấy gạo sao chung với đất sét, sao cháy gạo, tán nhỏ gạo. Tất cả các vị đều tán nhỏ hòa chung để dùng. Có thể hòa với nước gừng làm viên phơi khô, mỗi lần uống 8-12g với nước gừng.
Dạ dày có đờm bị lạnh làm nôn mửa:
Bạch đậu khấu 12g, bán hạ 8g, quất hồng 8g, gừng sống 3 lát, bạch truật 10g, phục linh 10g. Sắc uống.
Trị tỳ hư tròng mắt có màng che:
Bạch đậu khấu 12g, quất bì 6g, bạch truật 10g, bạch tật lê 8g, quyết minh tử 8g, cam cúc hoa 4g, mật mông hoa 6g, mộc tặc thảo 6g, cốc tinh thảo 6g. Sắc uống.
Tác dụng giải rượu:
Bạch đậu khấu 5g, cam thảo 5g. Sắc nước 450ml nước chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa chứng hôi miệng:
Ngậm bạch đậu khấu vào các buổi sáng để làm thơm hơi thở chữa chứng hôi miệng.
Chữa trẻ em hay trớ sữa:
Bạch đậu khấu 14 nhân, sa nhân 14 nhân, sinh cam thảo 6g, chích cam thảo 6g. Tán thành bột mịn, sát vào miệng trẻ.
Phụ nữ sau đẻ hay ợ, nấc:
Bạch đậu khấu 20g, đinh hương 20g. Nghiền nhỏ, dùng nước đào hồng uống 4g bột trên, cách 15 – 20 phút lại uống tiếp.
Cuối thu sốt rét, lạnh nhiều nóng ít, nôn mửa, vị yếu, ăn kém:
Bạch đậu khấu 12g, nhân sâm 6g, bạch truật 10g, gừng sống 3 lát, quất bì 6g. Sắc uống.
Theo tài liệu nước ngoài, hạt bạch đậu khấu được dùng làm chất phụ gia trong nhiều loại thuốc hỗn hợp chữa bệnh gan hoặc tử cung. Rễ bạch đậu khấu có tác dụng nhuận tràng.
Hiện nay, nhiều loài khác trong cùng họ mang tên mè tré, sẹ, riềng ấm, ích trí nhân cũng được sử dụng như bạch đậu khấu. Cần chú ý để phân biệt.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh