Đẻ thường tự nhiên là phương pháp truyền thống được các bà, các mẹ từ nhiều thế kỷ qua áp dụng để đón con yêu chào đời. Ngày xưa, các mẹ chọn sinh thường bởi không có lựa chọn nào khác nhưng cho đến ngày hôm nay, phương pháp này vẫn được nhiều người lựa chọn mặc dù đã có thêm những cách sinh nở khác ưu thế hơn. Theo các chuyên gia khoa sản, sinh thường là cách an toàn và mang lại nhiều lợi ích nhất cho quá trình chuyển dạ cũng như cho mẹ và em bé sau khi chào đời.
Cũng theo các chuyên gia khoa sản, nếu mẹ bầu có sức khỏe thai kỳ bình thường thì phương pháp sinh thường vẫn là tốt nhất cho cả bé và mẹ. Hãy cùng đi tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời từ phương pháp này để lý giải tại sao đa số các mẹ vẫn muốn được đẻ thường nhé!
Lợi ích với bé
Chào đời khi bé đã sẵn sàng
Em bé được sinh ra theo phương pháp sinh thường là khi bé đã sẵn sàng chào đời mà không bị thúc ép bởi bất cứ loại thuốc hay bị mổ bắt con. Trong khi đó nếu mẹ sinh mổ thường được thực hiện trước ngày dự sinh khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, với nhiều em bé phải đến tuần 41, 42 mới sẵn sáng chào đời, nếu mẹ chọn sinh mổ trước 2 tuần (so với ngày dự sinh tức là 40 tuần thai) thì em bé được cho là chào đời sớm hơn 4 tuần. Trường hợp này bé sẽ bị gọi là trẻ sinh non. Em bé sinh non sẽ dễ gặp các vấn đề về đường hô hấp do phổi của bé chưa phát triển hoàn thiện.
Giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp
Trẻ sơ sinh được sinh ra bằng phương pháp sinh thường tự nhiên giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trong quá trình sinh thường, em bé sẽ vẫn thở trong nước ối – điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bé hít thở không khí khi vừa chào đời. Trẻ sinh bằng phương pháp đẻ mổ có nguy cơ cao bị hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và tăng nguy cơ bị hen suyễn.
Nhiều phụ nữ cảm nhận được sức mạnh phi thường khi đẻ và cảm giác
thành công sau khi sinh
Tốt cho hệ thống tim mạch
Sinh thường tự nhiên cũng giúp kích thích hệ thống tin mạch, làm tăng quá trình lưu thông máu trong cơ thể bé. Rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, quá trình sinh thường cũng rất có lợi cho em bé về lâu dài.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Trẻ sơ sinh chào đời bằng phương pháp sinh thường tự nhiên được bảo vệ bởi các vi khuẩn có lợi trong ống sinh sản. Vi khuẩn này cư trú trong ruột, rất quan trọng cho việc phát triển một hệ thống miễn dịch cân bằng từ thời ấu thơ cho trẻ.
Dễ dàng kết nối với mẹ
Trẻ sinh bằng phương pháp đẻ thường tự nhiên được hưởng lợi từ nội tiết tố tăng vọt của cơ thể mẹ trong quá trình chuyển dạ, giúp em bé dễ dàng kết nối được với mẹ ngay sau sinh.
Trẻ được thoải mái hơn
Ngoài ra, trong quá trình sinh con tự nhiên, endorphins (một loại thuốc giảm đau tự nhiên) được tiết ra từ chính cơ thể của thai phụ sẽ tác động tích cực tới khả năng thích nghi của bé với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Và trẻ sơ sinh cũng cảm thấy thoải mái hơn khi được “hành trình” qua ống sinh.
Dễ dàng bú mẹ
Trẻ sinh thường được chứng minh là dễ dàng bú mẹ ngay sau sinh hơn những trẻ được sinh bằng phương pháp đẻ mổ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mẹ đẻ thường cũng sẽ đón sữa về sớm hơn mẹ đẻ mổ. Chị em cần biết rằng, sữa về sớm ngay sau sinh nở là vô cùng quan trọng vì sữa này rất có lợi cho bé.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học ở châu Âu năm 2008 tiết lộ rằng trẻ sinh thường tự nhiên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 thấp hơn trẻ sinh bằng phương pháp phẫu thuật đến 20%.
Ít bị stress hơn
Nghiên cứu cũng cho hay, trẻ sinh thường ít bị stress hơn trẻ sinh mổ.
Không bị tác động của thuốc
Trẻ sinh thường tự nhiên rất ít khi bị tác động bở các loại thuốc gây tê vì vậy mà bé cũng dễ “hòa đồng” với môi trường hơn. Trong khi trẻ đẻ mổ sẽ bị ảnh hưởng bởi khá nhiều loại thuốc trong quá trình phẫu thuật.
Phát triển trí não
Việc tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé trong quá trình sinh nở và ngay sau sinh mang lại rất nhiều lợi ích như bé dễ dàng bú mẹ, dễ dàng kết nối với mẹ, ngay cả việc não bé cũng phát triển tối ưu hơn.
Trẻ sinh tự nhiên, trí não của bé cũng phát triển hơn
Lợi ích với mẹ
Sữa về sớm
Thông thường, với mẹ sinh bằng phương pháp đẻ thường tự nhiên thì sữa sẽ về ngay sau sinh hoặc tối đa là 1,2 ngày sau đó. Với nhiều mẹ đẻ mổ, phải mất cả tuần sữa mới về.
Phục hồi nhanh chóng
Mẹ sinh thường dường như có thể phục hồi ngay sau đẻ. Nói chung là mẹ hoàn toàn có thể đúng lên và tự vệ sinh cá nhân mà không cần trợ giúp của người thân một vài giờ sau sinh. Chỉ vài ngày sau đó, sản phụ đã có thể chăm sóc bé và làm những việc nhẹ nhàng.
Không mất nhiều thời gian ở bệnh viện
Mẹ sinh thường thông thường chỉ ở lại bệnh viện khoảng 2-3 ngày là sức khỏe đã ổn định.
Bớt chi phí
Mẹ sinh thường sẽ mất ít chi phí hơn sinh mổ hoặc sinh thường bằng cách gây tê ngoài màng cứng đến 50%.
Giảm tỷ lệ tử vong
Mẹ sinh thường có nguy cơ tử vong thấp hơn sinh mổ, đồng thời cũng giảm biến chứng sau sinh hơn các phương pháp khác. Mẹ cũng không phải lo đến việc chăm sóc vết mổ đẻ và nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng.
Cảm nhận được sức mạnh bản thân
Rất nhiều phụ nữ cảm nhận được sức mạnh phi thường khi đẻ và cảm giác thành công sau khi sinh. Và bất chấp việc phải chịu đựng cơn đau, họ vẫn chọn sinh thường trong lần sau. Ngoài ra, trong quá trình sinh nở, mẹ sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu sau sinh để phục vụ cho lần sau. Những trải nghiệm này là vô cùng thú vị mà nếu bạn sinh con bằng cách sinh mổ sẽ không thể cảm nhận được.
Sinh con dưới nước là phương pháp phổ biến ở các nước phương Tây
Tuy nhiên ngoài những lợi ích như trên, đẻ thường vẫn có những bất lợi sau:
Không giống như khi gây tê ngoài màng cứng, các biện pháp này sẽ không loại bỏ cơn đau, vì vậy nếu bạn không muốn hoặc không thể chịu đau, bạn sẽ thích phương pháp gây tê màng cứng hơn.
Ngoài ra, các biện pháp sinh thường sẽ không đủ để kiểm soát cơn đau nếu bạn gặp phải ca sinh phức tạp cần nhiều sự can thiệp, hoặc bạn bị kiệt sức sau khi đau đẻ quá lâu và cần phải ngủ. Nhưng bạn có thể thay đổi ý kiến và chọn gây tê màng cứng nếu không quá gần đến lúc sinh.
Những trường hợp không nên đẻ thường:
Theo lẽ thường của tự nhiên, thai đã đủ ngày, đủ tháng, người mẹ sẽ có những cơn đau bụng dữ dội và âm đạo mở rộng ra để cho em bé chào đời. Tuy nhiên, những thai phụ khó sinh như:
- Xượng chậu hẹp, biến hình hoặc cơn co tử cung yếu, sản trình kéo dài, dùng các biện pháp xử lý vẫn vô hiệu.
- Ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi ngược, thai to quá, ra máu nghiêm trọng trước khi sinh như nhau tiền đạo, nhau thai bong ra sớm, điềm báo trước tử cung rách hoặc thai phụ trên 35 tuổi.
- Người mẹ có tiền sử khó đẻ mà chưa có con…
- Ngoài ra, khi phát hiện thai nhi bị ngạt trong tử cung, qua chữa trị vẫn vô hiệu.
- Dây rốn đứt sớm, tim thai không tốt.
- Kết quả xét nghiệm chức năng nhau thai giảm thấp rõ rệt.
Khi có một trong những dấu hiệu trên thì bác sĩ xem xét cụ thể và chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh