Rối loạn nhịp tim là bệnh lý thường gặp ở nhiều người thậm chí là người khỏe mạnh và tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà bệnh có nhiều biểu hiện khác nhau. Bệnh rối loạn nhịp tim nói chung là vô hại. Tuy nhiên, một vài dạng tim đập bất thường có thể được coi là nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng con người.
Trong 2 ngày 26 – 27/10 tại Đà Nẵng, Hôị nghị điện sinh lý học tim và tạo nhịp tim toàn quốc lần thứ II đã được diễn ra. Theo hôị nghị, ở Việt Nam tỷ lệ rôí loạn nhịp tim ngày càng gia tăng.
Hiện nay, tỷ lệ rối loạn nhịp tim trong cộng đồng ở nước ta đang gia tăng đáng kể cùng với sự gia tăng của bệnh lý tim mạch. Mỗi năm có gần 3.000 bệnh nhân trên toàn quốc được điều trị rối loạn nhịp tim bằng các kỹ thuật hiện đại như cắt đốt các đường dẫn truyền bất thường gây rối loạn nhịp tim, cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn điều trị rối loạn nhịp chậm, điều trị suy tim, cấy máy phá rung tự động dự phòng nguy cơ đột tử do các rối loạn nhịp tim phức tạp.
Rối loạn nhịp tim là gì
Rối loạn nhịp tim (tiếng Anh: Cardiac arrhythmia) là tên gọi chung một số bệnh trạng do nhịp tim bị rối loạn bất bình thường. Tùy theo nhẹ hay nặng, những bệnh này có thể chỉ gây chóng mặt, đánh trống ngực nhưng cũng có thể làm làm bất tỉnh hay chết người.
Rối loạn nhịp tim có thể gây nên một số biến chứng vô cùng nguy hiểm
Biểu hiện của rối loạn nhịp tim
Thông thường, nhịp tim của người khoảng 80 – 100 nhịp. Người bình thường, rối loạn nhịp tim là hiện tượng tim đập nhanh, không đều. Với bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch có thể nhanh hoặc chậm thậm chí có cảm giác đua nhói.
Rối loạn nhịp tim có nhiều biểu hiện dễ nhận biết: Trước hết, người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, hồi hộp, đánh trống ngực. Ở một số bệnh nhân, còn có hiện tượng khó thở, đau ngực, nhịp tim đập loạn xạ…
Với những người nhịp tim chậm: Rất khó phát hiện dấu hiệu rối loạn nhịp tim vì những biểu hiện đó không rõ ràng. Những người bị nhịp tim chậm sẽ cảm thấy luôn mệt mỏi, đau đầu kéo dài, khó diễn đạt được ngôn ngữ…Ngoài ra,có thể ngất đột ngột không có dấu hiệu báo trước đặc biệt khi leo cầu thang và làm việc quá sức.
Những người bị nhịp tim nhanh: Luôn cảm thấy hồi hộp, đau nhói ngoài lồng ngực tại vị trí của tim.
Các biểu hiện kín đáo hơn: mệt mỏi triền miên, hoa mắt choáng váng, đau đầu nhẹ dai dẳng, có thể ngất. Phần lớn các bệnh nhân rối loạn nhịp tim bị ngất đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước. Tuy nhiên đôi khi người bệnh thấy được một số biểu hiện báo trước: hoa mắt, chóng mặt; nhìn thấy quầng xanh trước mắt; vã mồ hôi; nôn hoặc buồn nôn; chướng bụng; đánh trống ngực; đau đầu; lú lẫn hay khó diễn đạt suy nghĩ.
Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim
Mọi người đều từng trải qua cảm giác tim của mình đập rối loạn trong một khoảnh khắc nào đó, tuy nhiên sự xuất hiện đó qua đi và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhưng cũng có những rối loạn nhịp tim tồn tại, ảnh hưởng hoặc gây nguy hiểm đến cuộc sống do đó cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim có thể chia ra là nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải:
Nguyên nhân bẩm sinh: Biểu hiện bệnh có thể từ nhỏ hoặc xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc sống.
Nguyên nhân mắc phải: bệnh lý cơ tim, van tim và một số nguyên nhân khác tác động tới hệ thần kinh tim, dẫn tới các hoạt động bất thường của hệ thần kinh tim.
Điều trị rối loạn nhịp tim
Một số rối loạn nhịp tim thường gặp
Rối loạn nhịp nhanh trên thất
Có thể gặp các biểu hiện như:
Nhịp nhanh nhĩ: Xuất hiện một ổ phát nhịp khác với nút xoang ở tâm nhĩ, nó phát ra các xung động lấn át xung động từ nút xoang làm tim đập rất nhanh, không đều.
Rung nhĩ: Tâm nhĩ co bóp loạn xạ và rất nhanh lên đến trên 350 nhịp/phút, đồng thời làm cho tâm thất co bóp nhanh và không đều. Loạn nhịp này dễ dẫn đến các rối loạn nhịp khác. Rung nhĩ gây biểu hiện mệt mỏi mạn tính, suy tim ứ máu và nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với người không bị rung nhĩ.
Cuồng nhĩ: Là tình trạng tâm nhĩ đập rất nhanh, thậm chí lên đến 300 nhịp/phút và hậu quả là tim đập rất nhanh và không đều.
Nhịp xoang nhanh: Nhịp xoang nhanh thường gặp trong lúc lo lắng hay tập luyện, khi nghỉ ngơi thì nhịp sẽ trở lại bình thường. Trong một số bệnh như sốt cao, thiếu máu hay cường tuyến giáp cũng có nhịp nhanh xoang và khi bệnh được điều trị nhịp tim cũng sẽ trở lại bình thường.
Nhịp nhanh thất do rung thất.
Rối loạn nhịp nhanh thất
Nhịp nhanh thất tự phát: Do một nhóm tế bào tại tâm thất phát ra xung động kích thích tâm thất co bóp, làm tâm thất co bóp không đều với tâm nhĩ.
Nhịp nhanh thất do bệnh tim thiếu máu cục bộ: Vùng cơ tim bị thiếu máu trong bệnh mạch vành gây ra vết sẹo, vết sẹo này tạo nên những đường dẫn truyền xung động bất thường trong tâm thất, kích thích tâm thất co bóp mà không cần xung động từ tâm nhĩ chuyển xuống.
Với hai tổn thương trên, tâm thất đều co bóp khi chưa chứa đủ máu, do đó tim đập rất nhanh mà máu vẫn không được bơm đủ ra hệ tuần hoàn. Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, thở nhanh. Nếu không điều trị kịp thời dễ xuất hiện rung thất.
Rối loạn nhịp chậm
Khi nhịp tim chậm xuống dưới 60 nhịp/phút, có nguy cơ không cung cấp đủ máu ra hệ tuần hoàn, tuy nhiên với những người thường xuyên hoạt động thể thao, nhịp tim của họ có thể thấp dưới 60 nhịp/phút.
Rối loạn nhịp chậm có thể không gây biểu hiện gì rõ rệt, có thể xuất hiện những biểu hiện sau: mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, thở nông, hoặc ngất.
Rối loạn nhịp chậm chia ra hai loại chính:
– Suy yếu nút xoang: Suy yếu nút xoang không phải là một bệnh đặc trưng, nó thể hiện bằng một nhóm các triệu chứng thể hiện nút xoang không duy trì hoạt động bình thường. Nhịp tim có thể chuyển luân phiên từ rối loạn nhịp chậm sang nhịp nhanh.
– Blốc nhĩ thất: Blốc nhĩ thất là hiện tượng xung động bị cản trở khi đi từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
Biến chứng của rối loạn nhịp tim
Trong nhiều trường hợp, rối loạn nhịp tim dường như vô hạn nhưng trong nhiều trường hợp đó là triệu chứng nguy hiểm cảnh báo các bệnh về tim mạch:
– Nhồi máu cơ tim: Giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có biểu hiện rối loạn nhịp tim, chủ yếu là nhịp tim nhanh.
– Suy tim: Người mắc bệnh suy tim thường xuyên có triệu chứng nhịp tim không đều.
Ngoài ra, rối loạn nhịp tim gây ra nhiều biến chứng đặc biệt với những người có tiền sử bệnh tim. Có thể thấy rằng, rối loạn nhịp không gây hại nhiều đến sức khỏe nhưng gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, khó thở, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh rối loạn nhịp tim nên đi khám để nhận được sự tư vấn và điều trị kịp thời của bác sĩ.
Điều trị rối loạn nhịp tim
Hiện nay, khoa học hiện đại đã có một số tiến bộ trong điều trị các bệnh lý rối loạn nhịp tim như:
– Thăm dò điện sinh lý học trong buồng tim qua đường ống thông cho phép xác định bản chất của rối loạn nhịp cũng như có thể định vị được những cấu trúc bất thường về giải phẫu và điện học để từ đó quyết định việc điều trị triệt để bệnh.
– Phương pháp điều trị loạn nhịp bằng sóng Radio qua đường ống thông (catheter ablation) là phương pháp hiện đại, dùng năng lượng sóng có tần số radio để triệt bỏ những cấu trúc bất thường gây loạn nhịp tim. Phương pháp này hiện nay đang được áp dụng rộng rãi để điều trị một số loạn nhịp phức tạp và tồn tại một cách dai dẳng.
– Cấy máy phá rung tự động trong buồng tim (ICD) là biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa được đột tử ở những đối tượng có nguy cơ rung thất hoặc nhịp nhanh thất ác tính.
– Cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn để điều trị các rối loạn nhịp chậm.
– Cấy máy tạo nhịp hai buồng thất tái đồng bộ cơ tim điều trị suy tim.
– Phẫu thuật tim điều trị một số rối loạn nhịp tim…
Tập thể dục thường xuyên kết hợp với ăn uống khoa học là cách phòng chống rối loạn nhịp tim tốt nhất
Phòng tránh rối loạn nhịp tim
– Lựa chọn một thói quen sống tốt: tập luyện thường xuyên, ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, duy trì cân nặng ở mức cho phép.
– Không hút thuốc lá.
– Hạn chế dùng các chất kích thích với tim như: cà phê, rượu.
– Tránh các căng thẳng, bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
– Điều trị tốt các bệnh lý liên quan: bệnh xơ vữa mạch, mỡ máu cao, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tuyến giáp…
Dược sĩ Hưng
TRÀ AN BÌNH – MANG LẠI CUỘC SỐNG BÌNH AN
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi