HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Thuốc quý quanh ta

    Lợi ích của khoai môn

    Tổng quan về khoai môn

    Khoai môn có tên khoa học là Colocasia esculenta và tên tiếng Anh là Taro. Khoai môn có nguồn gốc đầu tiên ở vùng đất thấp Malaysia, và từ Ấn Độ lan ra đến phía Tây Ai Cập cổ xưa. Khoai môn là loài cây thường mọc ở nơi đất ẩm ướt, ven suối, ao và có thể trồng trong chậu. Khoai môn là loài cây thân thảo, có phần gốc phình thành củ.
     
    Giá trị về mặt dinh dưỡng
     
    Chuyên gia dinh dưỡng Bùi Quang Sáng (Chủ nhiệm Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Quân Y 354, Hà Nội) cho biết:
     
    Khoai môn cung cấy đầy đủ các chất đạm, tinh bột, các loại vitamin A, C, B… giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, bổ mắt, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng…
     
    Cứ 100g khoai môn thì có đến 109kcal, 1,5g protein, 25,5g glucid, 0,2g lipid, 1,5g chất xơ, 44g calci, 44mg phosphate… với giá trị dinh dưỡng phong phú như thế, khoai môn được xem có thể cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể hơn cả rau xanh, hoa quả.
     
    Lá, bẹ lá, thân củ khoai môn đều là thức ăn thường dùng cho người và gia súc. Khoai môn có giá trị dinh dưỡng cao hơn khoai tây gấp 1,5 lần. Tinh bột của khoai môn có kích thước nhỏ nhất so với các hạt tinh bột của các loại ngũ cốc, khoai củ khác. Chính vì thế, khi khoai môn đã được nấu chín hay hầm nhừ qua quá trình chế biến, nó là một thực phẩm giàu năng lượng và dễ tiêu hóa.
     
    Thành phần dinh dưỡng của khoai môn có đầy đủ đạm, đường, chất béo, chất khoáng (Fe, Ca, P…), vitamin (giàu vitamin B) và các chất xơ. Emzym tiêu hóa như amylose chiếm tới 14 – 19%. Đạm của khoai môn có 17 acid amin, trong đó có 7 acid amin cần thiết cho con người, tỷ lệ đạt 89,8 mg/100g với rất nhiều acid glutamic và acid aspartic, ít các acid amin chứa lưu huỳnh. Củ khoai môn là nguyên liệu chính của các món ăn ngon và bổ dưỡng khi phối hợp với các loại thực phẩm tươi sống khác. Bột khoai môn dùng để làm bánh, kẹo… được nhiều người ưa chuộng. Bẹ và lá khoai môn được đem muối dưa chua, nấu canh giấm với cá đồng, ốc, thịt, hải sản… và cũng là thức ăn thay rau xanh nuôi heo, gà, vịt…
     
     
    Khoai môn giàu chất xơ và chứa nhiều vitamin
     
    Tác dụng chữa bệnh của khoai môn
     
    Chống lão hóa
     
    Thực phẩm này chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, canxi, phốt pho, sắt, kali, magiê, natri, carotene, niacin, vitamin C, vitamin B, saponin… giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng…
     
    Tuy nhiên, các giá trị của khoai còn phụ thuộc vào cách sử dụng. Khi dùng, nhất thiết phải rửa sạch vỏ, vứt bỏ các phần bị hỏng, phải khoét bỏ vùng khoai có mầm vì ở các loại này có nhiều độc tố, ăn sẽ bị ngộ độc.
     
    Chữa bệnh đái tháo đường
     
    Đối với người bị đái tháo đường thương phải kiêng cữ rất nhiều trong ăn uống, thì khoai môn lại là một lựa chọn thích hợp. Tuy chứa nhiều tinh bột, nhưng lượng đường có trong khoai môn lại thấp nên khi dùng ở mức vừa phải, người bị bệnh đái tháo đường không sợ bị tăng đường huyết. Ngoài ra, trong khoai môn còn rất nhiều vitamin A vốn rất tốt trong việc ổn định nồng độ đường trong máu.
     
    Chữa bệnh thận
     
    Những người mắc bệnh thận cần có chế độ ăn uống hợp lý nên kiêng ăn nhiều các chất béo, đường, đạm vì nó khiến cho thận của bạn phải hoạt động nhiều hơn gây đau tức, khó thở. Trong khi đó, khoai môn lại có hàm lượng chất béo, đường, đạm rất ít nhưng thành phần calorie cung cấp năng lượng lại khá cao nên sẽ rất tốt cho những người đang trong quá trình điều trị bệnh thận. Khẩu phần ăn của người mắc bệnh thận trung bình một bữa nên ăn từ 200-300g khoai môn.
     
    Chữa bệnh viêm khớp, u hạch
     
    Khoai môn kết hợp cá quả tươi, rau ngổ, rau cần nấu thành cám, ăn nóng có thể chữa bệnh viêm khớp, u hạch. Ngoài ra, khoai môn giã nhỏ thành bã đắp lên vết thương bỏng sẽ lên da non, chóng liền sẹo.
     
     
    Ngoài giá trị về mặt dinh dưỡng, khoai môn còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả
    Chữa tiêu chảy
     
    Lá khoai môn và thịt củ cà rốt, mỗi vị 30g, cùng vài nhánh tỏi, sắc nước uống để cầm tiêu chảy.
     
    Ngoài ra khoai môn còn chữa một số bệnh sau:
     
    – Dịch ép từ bẹ và lá khoai môn có tác dụng cầm máu, trị tiêu chảy, tiêu thũng độc.
     
    – Để chữa rắn cắn, mụn nhọt, ong đốt, lở chốc, lấy lá khoai môn tươi rửa sạch, giã nát đắp lên. 
     
    – Cũng 30g lá khoai môn phối hợp với một vài vị thuốc nam khác sắc uống chữa tâm hư phiền nhiệt ở phụ nữ có thai. 
     
    – Chữa bệnh nổi mề đay bằng món canh sườn non heo nấu bẹ lá khoai môn. 
     
    – Chữa bệnh ho ra máu bằng canh hoa khoai môn nấu thịt heo nạc. 
     
    – Khi bị mẩn ngứa, thái củ khoai môn đã cạo vỏ rửa sạch thành những miếng nhỏ, đun sôi lấy nước tắm sẽ hết. 
     
    – Trẻ bị chốc đầu có mủ, lấy củ khoai môn to xay nhuyễn đắp cho trẻ. 
     
    – Bị nhọt đầu đinh, luộc chín khoai môn với giấm, nghiền nát đắp tại chỗ. Khoai môn nấu canh cá lóc, cá diếc là món ăn – bài thuốc dân gian chữa chân âm hư tổn, hạ khí đầy, điều hòa nội tạng. 
     
    – Khoai môn nấu rau rút, cua đồng là một món canh ngon có tác dụng thanh tâm, giải nhiệt, tịnh thần, giúp người ta dễ ngủ, sảng khoái, đỡ mỏi mệt.
     
    Ăn khoai đúng cách
     
    Tác dụng của khoai môn là điều chúng ta có thể nhận thấy dễ dàng. Tuy nhiên, các giá trị của khoai còn phụ thuộc vào cách sử dụng. Khi dùng, nhất thiết phải rửa sạch vỏ, vứt bỏ các phần bị hỏng, phải khoét bỏ vùng khoai có mầm vì ở các loại này có nhiều độc tố, ăn sẽ bị ngộ độc.
     
    Khi ăn khoai môn, bạn không nên gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất đi lớp protein rất quý chỉ tồn tại ở sát lớp vỏ của củ. Nếu muốn nấu canh, hoặc xào thì nên cạo bỏ lớp vỏ của khoai, còn nấu ăn trực tiếp thì nên để vỏ mà luộc là tốt nhất. Khoia môn khá lành tính, thế nhưng những người có làn da tay nhạy cảm đôi khi gặp phải phiền phức trong quá trình gọt vỏ khoai. Tay họ có thể bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khó chịu.
     
    Một vài mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn tránh bị dị ứng khi gọt khoai môn
     
    – Nên đeo găng nilon khi gọt vỏ.
     
    – Nếu không may bị ngứa, bạn hãy lấy giấm ăn pha vào nước ngâm tay khoàng 2 phút sẽ hết ngứa.
     
    – Một số người da nhạy cảm, đôi khi ngứa toàn thân thì dùng 2 muỗng canh giấm pha vào nước tấm toàn thân sẽ hết.
     
    – Ngoài ra, bạn có thể ăn rau má trộn dầu giấm. Cách này sẽ giúp bạn giảm ngứa nhanh chóng.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội