HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Còi xương - suy dinh dưỡng

    Chăm sóc thế nào khi trẻ bị suy dinh dưỡng?

    Câu hỏi quen thuộc của rất nhiều bà mẹ có con nhỏ khi gặp nhau là “bé được mấy cân rồi?”. Thật vậy, cân nặng của con luôn luôn là đề tài tranh luận của các bậc phụ huynh khi có con nhỏ. Làm sao để bé nhà mình nặng cân? Làm sao bé ăn đầy đủ thế mà vẫn bị còi xương? Và làm sao để chăm sóc bé khi bị suy dinh dưỡng?

    Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

    Suy dinh dưỡng là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi; là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý hô hấp, tiêu chảy… xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn; Ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

    Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp lờ đờ vì vậy giao tiếp xã hội thường kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.

    nguyennhan-be-suy-dinh-duong

    Trẻ bị suy dinh dưỡng chậm chạp và kém tiếp thu

    Tính chiều cao và cân nặng của trẻ

    Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3kg. Nếu chỉ nặng dưới 2,5kg thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2,5kg). Chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 50cm.

    Một trẻ phát triển bình thường có cân nặng thay đổi như sau:

    • Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh: tăng 1-2 kg/tháng.
    • 3 tháng tiếp theo trẻ tăng 500-600g/tháng.
    • 6 tháng tiếp theo chỉ tăng 300-400g/tháng.
    • Đến lúc 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg).
    • Từ 2 đến 10 tuổi trẻ tăng trung bình 2-3kg/năm

    Cân nặng trung bình của trẻ trên 1 tuổi có thể áp dụng công thức sau để tính:

    X= 9 kg + 2 kg x (N-1), với X là số cân nặng hiện tại của trẻ (kg), N là số tuổi của trẻ (tính theo năm).

    Sự phát triển bình thường về chiều cao của trẻ:

    • Trong 3 tháng đầu trẻ tăng 3 cm/tháng.
    • 4-6 tháng tăng 2-2,5cm/tháng.
    • 7-9 tháng tăng 2cm/tháng.
    • 10-12 tháng tăng 1-1,5 m/ tháng.

    Đến khi trẻ 1 tuổi, chiều cao tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh (khoảng 75cm), sau đó trung bình 1 năm trẻ tăng 5-7cm/năm cho tới lúc dậy thì.

    Chiều cao trung bình của trẻ trên 1 tuổi có thể áp dụng công thức sau:

    X= 75cm + 5cm x (N-1), với X là chiều cao hiện tại của trẻ (cm), N là số tuổi của trẻ (tính theo năm).

    Làm thế nào để biết trẻ bị suy dinh dưỡng

    Biện pháp đơn giản nhất để biết được trẻ phát triển bình thường hay bị suy dinh dưỡng bằng cách cân trẻ đều đặn hằng tháng để theo dõi sự phát triển của trẻ (dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ):

    • Hàng tháng trẻ tăng cân đều đặn, đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa khỏe mạnh, phát triển bình thường.
    • Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt (nguy cơ bị suy dinh dưỡng).
    • Nếu ở nơi không có điều kiện cân trẻ có thể dùng số đo vòng cánh tay trái để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

    Đồng thời các ông bố bà mẹ cũng nên theo dõi  những biểu hiện sau:

    • Giai đoạn sớm: Thường chỉ có biểu hiện đứng cân kéo dài hay sụt cân.
    • Giai đoàn toàn phát: Trẻ mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay bệnh, chậm biết bò trườn, đi đứng, chậm mọc răng. Khi thăm khám thấy có thể biểu hiện của thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp.
    • Thể phù: Trẻ chỉ được nuôi bằng chất bột, thiếu tất cả những chất dinh dưỡng đa lượng có cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng vi lượng khác. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là: Phù trắng, mềm toàn thân; rối loạn sắc tố da; da xanh, niêm nhạt, suy thoái ở da, lông, tóc, móng; còi xương;  chậm phát triển tâm thần, vận động.Trẻ mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay bệnh, chậm biết bò trườn, đi đứng, chậm mọc răng.
    • Thể teo đét: Trẻ thiếu dinh dưỡng toàn bộ, cân nặng còn dưới 60% so với cân nặng trẻ bình thường. Mất toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi, trẻ teo đét, chi còn da bọc xương, vẻ mặt như cụ già. Tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, trẻ hay quấy khóc, không chịu chơi, không ăn hoặc kém ăn. Thường xuyên có rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, phân sống.
    • Thể hỗn hợp: Thể phù sau khi điều trị phục hồi một phần, hết phù trở thành teo đét nhưng gan vẫn thoái hoá mỡ.

    Các thể loại suy dinh dưỡng

    Người ta phân loại suy dinh dưỡng trẻ em thường gặp ở cộng đồng ra 3 thể:

    – Thể nhẹ cân hay cân nặng theo tuổi thấp: Phản ánh cả sự chậm của quá trình tăng trưởng trong tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đó.

    Chỉ tiêu này có ích cho việc xác định mức độ chung về quy mô của thiếu dinh dưỡng và các thay đổi theo thời gian. Các số liệu cân nặng theo tuổi thường dễ có hơn vì chúng thường dùng để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ em.

    – Thể thấp còi: Sự còi cọc được phản ánh bằng chỉ tiêu chiều cao theo tuổi thấp do sự chậm tăng trưởng của trẻ dẫn đến không đạt được chiều cao cần có của một đứa trẻ cùng tuổi ở quần thể tham khảo.

    Thể còi cọc là một biểu hiện của sự chậm phát triển kéo dài hoặc một dấu hiệu của sự chậm lớn trong quá khứ.

    – Thể gầy còm: Hiện tượng gầy còm xảy ra khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống thấp đáng kể so với trị số nên có ở quần thể tham khảo. Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do không lên cân hoặc đang tụt cân.

    treluoian

    Lười ăn, biếng ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ

    Chăm sóc thế nào khi trẻ bị suy dinh dưỡng

    Đối với trẻ suy dinh dưỡng khi chăm sóc cần chú ý các khâu sau:

    Vệ sinh ăn uống:

    • Bảo đảm cho trẻ “ăn chín, uống sôi”. Thức ăn nấu xong cho trẻ ăn ngay, nếu để quá 3 giờ phải đun sôi lại mới cho trẻ ăn.
    • Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm vì đó là nguồn gây bệnh như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn…
    • Các dụng cụ chế biến thức ăn phải bảo đảm vệ sinh.

    Vệ sinh cá nhân:

    • Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch (vào mùa hè). Giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa (vào mùa đông, khi tắm gội…) để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp.
    • Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.
    • Giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh sâu răng, viêm lợi.
    • Giữ tay sạch: tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ. Không để trẻ lê la dưới đất bẩn.
    • Không cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán.

    Vệ sinh môi trường:

    • Bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ.
    • Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo.
    • Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ.
    • Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.

    Chăm sóc tâm lý:

    Âu yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm trìu mến, yêu thương trẻ. Trẻ cần được khích lệ, chuyện trò, nô đùa… tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ, tránh thô bạo trong cử chỉ lời nói của người lớn trước mặt trẻ.

    Chăm sóc khi trẻ bị bệnh:

    Khi trẻ ốm đặc biệt là khi bị tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp cần biết cách xử trí ban đầu tại nhà. Ngoài việc điều trị bằng thuốc cần coi trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thích hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh và chóng hồi phục.

    che-do-duong

     Cha mẹ phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ bị suy dinh dưỡng

    Nuôi dưỡng khi trẻ bị suy dinh dưỡng:

    Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh. Việc nuôi dưỡng chỉ có hiệu quả khi bệnh của trẻ đã được điều trị một cách triệt để.

    Cần phải cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường nhằm bổ sung canxi và những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của trẻ

    • Đối với trẻ 1-2 tuổi ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Trẻ 3-5 tuổi cần ăn 5-6 bữa/ngày.
    • Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chín.
    • Nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng đậm độ nhiệt trong bữa ăn của trẻ.
    • Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

    Dược sĩ Hưng


    CanxiKing

    CANXI KING – LỚN CÙNG TRẺ EM

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần