Mụn trứng cá
Hầu hết phụ nữ đều bị mọc mụn trứng cá trong thời gian mang thai và thường mọc ở mặt, lưng và ngực. Nguyên nhân là do mất cân bằng nội tiết tố gây ra, trong đó có thể do dùng thuốc tránh thai nội tiết tố trước khi quyết định có thai trở lại. Nếu có quá nhiều mụn và gây phát ban chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Giãn tĩnh mạch hình mạng nhện
Đây là hiện tượng những đường tĩnh mạch nhỏ xuất hiện ở chân, mặt hay các vùng da khác trên cơ thể. Nguyên nhân là do thay đổi lượng hormone trong thai kỳ và sự gia tăng vận chuyển máu sẽ gây áp lực lên thành mạch máu, khiến các mạch máu dưới da bị sưng nhẹ, nổi lên trên bề mặt của da. Hiện tượng này hơi mất thẩm mỹ với chị em nhưng nó vô hại và sẽ biến mất sau khi sinh.
Vết rạn da
Theo các chuyên gia thai sản thì có đến gần 90% phụ nữ bị rạn da khi mang thai. Các vết rạn nhiều nhất là ở bụng vì trong suốt thai kỳ phải thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, ngực, đùi, mông cũng bị rạn nhưng ít hơn bụng. Những vết rạn da là do các sợi đàn hồi collagen và elastin không đáp ứng kịp thời việc tăng kích thước của bụng và mông nên xảy ra tình trạng đứt, gãy các mô liên kết của da, để lại những vết sẹo màu trắng hoặc nâu.
Từ tuổi dậy thì với nhiều biến đổi về thể chất và tâm lí, sự ra kinh hàng tháng hay những biến động hormon cho đến sự mang thai đều là những cơ hội rất nhạy cảm với bề mặt da và dần dần tạo nên những đường vằn màu hồng, rồi trở thành trắng và được gọi là đường rạn nứt của da.
Rạn da là triệu chứng hay gặp nhất ở bà bầu
Nguyên nhân: Phần nông dưới da gồm các sợi chun giãn bị đứt gẫy do tác dụng kéo giãn quá mức da (tăng cân, tăng thể tích vùng bụng) hay do những biến đổi hormon. Những đường rạn nứt có chủ yếu ở bụng, vú, hông, đùi hay mông, từ đơn độc, song song nay tập hợp lại thành đám và thường cân xứng.
Có thể phòng ngừa sự xuất hiện các vết rạn nứt bằng cách luôn nuôi dưỡng da bằng xoa bóp và bôi kem. Da càng được cung cấp nước và thư giãn thì càng mềm mại và dễ co giãn, ít bị kéo giãn da sẽ ít bị rạn nứt.
Khi đã có những đường rạn nứt da, thầy thuốc da liễu có thể giúp làm mờ đi bằng một trong nhiều cách: dùng thuốc có vitamin A acide như khi dùng để chữa trứng cá, dùng kỹ thuật mài để làm mờ đi hay mất hẳn vết rạn nứt, xăm nghệ thuật…
Gương mặt đặc trưng
Nhiều phụ nữ cảm thấy mình như mang mặt nạ vì những thay đổi khi mang thai. Có khi phù nề nhưng nhiều nhất vẫn là sạm da do xuất hiện của các vết da sẫm màu hoặc nâu chủ yếu ở trên trán, má, thái dương. Bạn có thể dùng kem chống nắng trong thời gian này để hạn chế điều đó.
Rụng tóc
Sự thay đổi hàm lượng hormone có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng tóc. Trường hợp này hay gặp ở một số phụ nữ có tiền sử sảy thai và thai lưu khi mang thai trở lại. Điều này có thể khắc phục được sau khi sinh con.
Sự thay đổi hormone có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng tóc ở bà bầu
Ngứa
Chứng bệnh phổ biến của phụ nữ mang thai mà nguyên nhân chính là do sự giãn da quá mức và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Thông thường, nhiều người bị ngứa ở bụng, đùi, ngực và đôi khi ngứa cả ở cơ quan sinh dục. Nhưng nếu ngứa quá nhiều được hãy hỏi ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý uống thuốc.
Móng tay và chân
Trong thời gian mang thai móng tay và chân của phụ nữ thường cứng hơn, nó sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Các chuyên gia khuyến cáo, trong thời gian này phụ nữ không được để móng tay, chân dài và không nên sơn móng làm đẹp vì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng.
Vàng da
Xuất hiện ở một số phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối kèm ngứa toàn thân, ngứa ở ngực và hai chi trên, không đau, không buồn nôn. Sau đẻ khoảng 15 ngày, vàng da biến mất. Nếu vàng da xảy ra mỗi lần có thai hoặc thứ phát do bất thường về enzim thì có thể có nguồn gốc gia đình, trong trường hợp này thai có nguy cơ sinh non nhưng hiếm khi chết trong tử cung. Không có nhiều phương pháp điều trị, dùng thuốc chống histamin có thể giảm được ngứa. Vấn đề quan trọng là không bỏ sót những nguyên nhân gây vàng da nghiêm trọng khác khi có thai (viêm gan do virus…).
Mề đay
Thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ với các biểu hiện sẩn phù liên kết thành mảng rộng ở vùng bụng dưới, lan ra mông, bẹn, đùi, chân, tay. Phần trên ngực, mặt và niêm mạc hoàn toàn bình thường. Bệnh chỉ thấy ở lần có thai đầu tiên và tự khỏi sau đẻ.
Nhiều nghiên cứu thấy sẩn mề đay do thai nghén có liên quan đến tình trạng quá cân của người mẹ. Bệnh hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi.
Để ngăn bệnh ngoài da các bà bầu có thể áp dụng theo phương pháp dân gian để có hiệu quả tốt nhất
Chú ý
Các mẹ không nên tắm bằng nước nóng, chỉ nên tắm bằng nước ấm vừa phải và tránh ngâm mình lâu trong bồn tắm để ngăn ngừa da bị khô nứt dưới tác động của nước nóng. Bên cạnh đó, các mẹ chú ý trong việc lựa chọn sữa tắm, nên chọn những loại sữa tắm có độ pH vừa phải hoặc các mẹ có thể tắm "chay" bằng nước ấm.
Để hiệu quả hơn, các mẹ có thể sử dụng thường xuyên nước tắm được nấu từ các loại lá tự nhiên như: khế, chè tươi, vòi voi. Công thức nước tắm chữa mẩn ngứa từ: xơ mướp 30g, tỏi 60g, nước 1 lít, đun sôi, ngâm ngày 2 lần, mỗi lần ngâm 20-30 phút từ dân gian cũng có tác dụng trị ngứa rất hiệu quả.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh