HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Cảnh giác khi trẻ bị đau đầu

    Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ

    • Nguyên nhân hàng đầu của đau đầu ở trẻ là viêm đường hô hấp, nhất là đường hô hấp trên (mũi, họng, hầu, thanh quản, xoang, tai…) hoặc do bệnh ở thần kinh trung ương như viêm não, u não, não úng thủy, tăng áp lực sọ não.
    • Đau đầu do viêm tai ở trẻ làm cho trẻ hay quấy khóc nhất là khóc đêm vì càng về đêm tai trẻ càng đau.
    • Một số trẻ bị tăng huyết áp (nên lưu ý rằng trẻ em vẫn có thể bị bệnh tăng huyết áp, chứ không riêng gì người trưởng thành).
    • Đau đầu ở trẻ còn có thể do bệnh ở răng (sâu răng, viêm quanh răng, áp-xe chân răng…).
    • Đau đầu cũng có thể do một số bệnh ở mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị không phát hiện kịp thời nên không dùng kính hỗ trợ hoặc dùng kính nhưng không đúng tiêu cự.
    • Ngoài ra cũng có thể gặp một số bệnh do viêm nhiễm ở mắt như viêm kết mạc, viêm tuyến lệ cấp. Ở trẻ nhỏ còn có thể gặp bệnh đau nửa đầu do rối loạn vận mạch mà người ta gọi là hội chứng Migraine. Đây là bệnh được xếp vào tốp 5 bệnh hàng đầu hay gặp ở trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ sau bệnh hen suyễn, dị ứng, béo phì và trầm cảm.
    • Trong một số trường hợp do bị dị dạng mạch máu (động mạch, tĩnh mạch) cũng có thể gây nên chứng đau đầu ở trẻ.
    • Trong giai đoạn hiện nay trẻ bị đau đầu do yếu tố thần kinh cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể như bị stress, lo lắng thái quá, học tập quá căng thẳng (học quá nhiều môn, chiếm nhiều thời gian trong ngày và kéo dài…) hoặc căng thẳng, bất hòa trong cuộc sống gia đình hoặc trẻ bị nhiễm độc chì. 
    • Đối với một số trẻ lớn có thể đau đầu do sử dụng cà phê thường xuyên hoặc giai đoạn đầu của cai nghiện cà phê.
     
    Đau đầu không chỉ là căn bệnh của người lớn mà trẻ con cũng có nguy cơ bị rất cao
     
    Khi nào bạn nên lo lắng?
     
    Thường thì bạn có thể xác định được nguyên nhân khiến trẻ nhức đầu, chẳng hạn như trẻ thức quá khuya, trẻ chơi ngoài nắng quá lâu hoặc trẻ bị va đầu vào đâu đó.
     
    Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị nhức đầu không giải thích được hoặc diễn ra theo định kỳ trong thời gian ngắn, nên đưa trẻ đến bác sĩ. Nếu trẻ 6 tuổi hay kêu ca bị nhức đầu mà không thể giải thích được và điều này diễn ra 1 lần/1 tháng hoặc nhiều hơn và diễn ra trong nhiều tháng, nên đưa trẻ đến bác sĩ. Nếu điều này xảy ra ở trẻ đang lớn, có thể trẻ bị căng thẳng do việc học, do đó có thể không cần phải lo lắng.
     
    Các yếu tố khác cần xem xét là trẻ có hay không có các triệu chứng khác đi kèm với chứng nhức đầu. Chẳng hạn như trẻ có cảm thấy hoàn toàn thoải mái giữa những cơn nhức đầu? Nếu không, đó là điều nên lo lắng. Ngoài ra, các triệu chứng có liên quan đến nhức đầu có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Các triệu chứng khác như buồn nôn thường ít thấy ở bệnh nhức đầu, do đó hãy lưu ý.
     
    Các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý khi thấy trẻ:
    • Thiếu linh hoạt
    • Có những thay đổi về thị giác
    • Cảm giác ù tai
    • Yếu ớt
    • Sốt hoặc các dấu hiệu bị nhiễm trùng.
    Các loại đau đầu ở trẻ
     
    Đau đầu ở trẻ không phải là chuyện hiếm thấy nhưng khi trẻ còn bé quá chưa mô tả được chứng đau đầu mà thường trẻ đã lớn mới cảm nhận được đau đầu để nói cho phụ huynh biết. Có 2 loại đau đầu điển hình nhất là: đau đầu cấp tính và đau đầu tái diễn (tái phát).
     
    – Đau đầu cấp tính: Đau đầu cấp tính thường xuất phát từ các bệnh mang tính chất cấp tính như viêm nhiễm do vi sinh vật gọi là bệnh nhiễm trùng, như viêm họng cấp, viêm amidan cấp, viêm tai cấp, viêm xoang cấp hoặc một số bệnh như sốt xuất huyết, viêm não, màng não.
     
    Triệu chứng hay gặp nhất là sốt và đau đầu. Tùy theo tính chất và bản chất của từng bệnh nhiễm trùng mà còn nhiều triệu chứng kèm theo như bệnh u não, viêm màng não thì ngoài triệu chứng đau đầu có thể có buồn nôn, nôn vọt, sợ ánh sáng, sợ tiếng động hoặc bị mờ mắt hoặc liệt…
     
     
    Đau đầu ở trẻ có thể là nguyên nhân của một chứng bệnh nào đó
     
    – Đau đầu tái diễn (tái phát): có thể gặp lặp đi lặp lại nhiều lần, điển hình nhất là hội chứng Migraine. Hội chứng Migraine ở trẻ là thường bị đau nửa đầu khá nhiều lần (cơn) trong 1-2 ngày (thường có từ 5 cơn trở lên). Ngoài ra người ta còn thấy đau đầu có khi chỉ âm ỉ và kéo dài suốt ngày đêm (đau đầu do bệnh tăng huyết áp, đau đầu do rối loạn tiền đình) hoặc đau từng cơn và cũng có loại đau đầu hay xảy ra vào lúc nửa đêm gần sáng.
     
    Những điều cha mẹ cần lưu ý
     
    Khi trẻ kêu đau đầu thì các bậc phụ huynh cần hết sức quan tâm và xem xét các biểu hiện kèm theo. Cần cặp nhiệt độ cho trẻ xem trẻ có bị sốt không, hỏi xem trẻ có đau họng, đau răng, đau nhói trong tai hay không. Bên cạnh đó xem trẻ có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc màu da của trẻ có thay đổi không (xuất huyết, sung huyết, nổi mẩn…). 
     
    Cũng cần hỏi xem trẻ có buồn nôn và có bị nôn lần nào không (nhất là các bậc phụ huynh luôn bận công việc không có thời gian ở thường xuyên bên trẻ). Ngoài ra, cha mẹ cũng cần quan tâm xem hằng ngày ngồi học trên lớp có thấy mỏi mắt, nhức đầu khi nhìn vào các chữ, số trên bảng và nhìn có rõ nét không. Những thông tin về trẻ là hết ức cần thiết và quan trọng. Khi đã biết được các thông tin nghi có liên quan đến chứng đau đầu của trẻ thì nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt. 
     
    Khi đưa trẻ đi khám bệnh thì các bậc phụ huynh cần nắm rõ các biểu hiện của trẻ như đau đầu ở vùng nào, đau khi nào, đau trong thời gian bao lâu và đau đầu có liên quan đến sự kiện nào không (tiếng ồn, khi ngồi học tập trung nhìn lên bảng,…). Tùy theo các biểu hiện của trẻ mà các bậc phụ huynh nên lựa chọn nên đi khám bệnh gì trước, khám bệnh gì sau đó. 
     
    Ví dụ thấy trẻ đau đầu mà mắt nhìn không rõ chữ thì nên cho trẻ khám chuyên khoa mắt để đo lại thị lực (nếu trước đó đã dùng kính hỗ trợ) hoặc đo thị lực để biết các bệnh về mắt ở trẻ (cận, viễn, loạn thị…) để có sự tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho trẻ. Khi phát hiện và được chẩn đoán là trẻ bị đau đầu thì cần tìm nguyên nhân để việc điều trị cũng như phòng tái phát bệnh cho trẻ gặp thuận lợi hơn.
     
     
    Cha mẹ nên quan tâm đến những cơn đau đầu của bé để có biện pháp điều trị kịp thời
     
    Cảnh giác hơn với chứng đau đầu ở trẻ
     
    Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch Atlanta (Mỹ), trẻ đau đầu thường xuyên hoặc có mức độ đau nghiêm trọng dễ mắc bệnh tâm lý và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
     
    TS. Tara W. Strine cho hay đau đầu rất phổ biến ở thanh thiếu niên, đặc biệt chứng đau nửa đầu và đau căng thần kinh.
     
    Không hề đơn giản, chứng bệnh có thể khiến nhiều em phải nghỉ học, ảnh hưởng đến quan hệ bạn bè, gia đình cũng như chất lượng cuộc sống, thậm chí ngay cả khi các em đã trưởng thành.
     
    Trong 9.264 trẻ ở độ tuổi 4-17 tuổi tham gia cuộc Điều tra Sức khỏe Quốc gia, 6,7% đau đầu thường xuyên hoặc đau nghiêm trọng trong thời gian 12 tháng trước đó.
     
    So với trẻ không đau đầu, trẻ bị đau dễ gặp các vấn đề tâm lý hơn 3,5 lần, hiếu động thái quá hoặc lơ đễnh, thiếu tập trung hơn gấp 2,6 lần và dễ gặp rắc rối với các bạn cùng lứa hơn 1,7 lần.
     
    Nguy cơ sút kém trí tuệ ở trẻ đau đầu cũng cao gấp 2,7 lần so với trẻ khác. Các em dễ căng thẳng trước khó khăn và để khó khăn xen vào cuộc sống gia đình, tình bạn, lớp học, các hoạt động ngoại khóa v.v.
     
    Căn cứ vào mối quan hệ 2 chiều giữa sức khỏe trí tuệ và chứng đau đầu, các nhà khoa học cho rằng trẻ đau đầu cần được quan tâm chăm sóc sức khỏe nhiều hơn.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần