Cai sữa khi bé tròn 24 tháng tuổi
Đây là tiêu chuẩn được Bộ y tế khuyến cáo. Tuy nhiên vì một số lý do mà các bà mẹ có thể sẽ phải cai sữa cho con sớm hơn.
Các bà mẹ cần biết rằng, việc cai sữa cho con trước 12 tháng sẽ gây thiệt thòi nhiều cho bé, bởi sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo chứa các kháng thể giúp bé phòng chống bệnh tật. Việc bổ sung quá sớm các thực phẩm khác rất dễ gây tiêu chảy cho bé do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ nên khả năng tiêu hóa, hấp thu kém, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, nếu không thể cho con bú đến 24 tháng thì trẻ được 12 tháng tuổi mẹ mới nên cai sữa cho bé.
Cai sữa cho bé sau 12 tháng để đảm bảo cho bé đủ sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật nhé
9 dấu hiệu cơ bản có thể cai sữa cho trẻ
- Có thể tự kiểm soát được những hoạt động của đầu. Khi bế trẻ đầu đã cứng cáp, không cần dùng tay đỡ sau gáy.
- Trẻ có thể ngồi vững, mà không cần sự trợ giúp.
- Có sự vận động cơ hàm (nhai).
- Trọng lượng cơ thể bé tăng gấp đôi so với khi mới sinh ra.
- Có những biểu hiện không hài lòng như quấy khóc mặc dù đã được bú no sữa mẹ.
- Bú mẹ lâu hơn so với bình thường.
- Cho những vật mà bé tìm thấy vào miệng.
- Giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn, bé thức giấc và quấy khóc do đói.
- Biểu lộ sự tò mò khi trông thấy người khác ăn.
Cách cai sữa
Bôi dầu gió, dầu cao vào đầu ti
Bạn chỉ cần bôi ít cao, dầu phật linh,dầu gió xanh vào đầu ti, nếu con đòi bú thì trước tiên chỉ cho ngửi thôi (đừng cho bé bú ngay) và nói ti bây giờ cay lắm con ạ.
Bé sẽ ngửi thấy mùi hăng hắc và sẽ bỏ không bú nữa. Nếu bé cố tình bú thấy vị cay bé sẽ nhả ra ngay, Vài ba ngày sẽ quên luôn.
Cai sữa bằng cách bôi dầu gió, cao vào đầu ti
Làm hề trên ti
Bạn có thể tô son đỏ hoặc băng dính đỏ lên đầu ti, nếu bé đòi bú bạn chỉ cần nói ti mẹ chảy máu rồi, con ti làm mẹ đau đấy. Hoặc buộc chỉ ngũ sắc, buộc tóc xung quanh ti bé nhìn thấy sợ và bỏ ti (chú ý các mẹ buộc nhẹ thôi, đừng buộc chật quá).
Dán băng dính đen lên đầu ti và bảo với bé rằng ti bị thối đen hết rồi bé sẽ sợ và không đòi ti nữa.
Bôi vị đắng, chua lên đầu ti
Nếu không muốn bôi dầu cao hay dầu gió lên ti, bạn có thể bôi những thực phẩm như mướp đắng, nha đam, nước cốt chanh lên ti mẹ, bé bú thấy vị đắng, chua sẽ từ bỏ ti mẹ ngay.
Uống nước lá lốt hay lá dâu
Một số người còn giã lá lốt hay lá dâu để lấy nước uống vì sau khi uống 2 loại nước này, mẹ sẽ mất sữa. Lúc bé ti mẹ mà thấy không có sữa sẽ chán và tự bỏ.
Cách này cũng rất hiệu quả nhưng mẹ sẽ bị rát và đau đầu ti khi bé đòi bú trong những ngày đầu.
Tạm xa bé
Bạn có thể tạm xa bé 2 – 3 ngày. Có thể vào các ngày lễ bạn cho bé về quê thăm ông bà. Đấy cũng là cách để giúp bạn cai sữa cho bé.
Cách làm cho mẹ giảm tiết sữa
- Uống 200mg vitamin B6 liên tục mỗi ngày trong 5 ngày để giảm tiết sữa.
- Uống nước lá dâu tằm. Lấy lá dâu tươi rửa sạch cho vào nấu với nước rồi uống hàng ngày.
- Ăn lá lốt, ăn tâm sen, rau rút, mỳ tôm giúp giảm khả năng tiết sữa.
- Ăn nhiều hành, tỏi, hạt tiêu và những gia vị nặng mùi sẽ khiến bé khó chịu khi ti mẹ vì sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng bởi những thức ăn mà mẹ ăn.
- Đắp lá bắp cải cũng là một phương pháp thuận tiện, lâu đời để giảm căng cứng bầu ngực và làm cạn sữa.
Cách thức như sau: Rửa sạch lá bắp cải xanh và để ráo nước; làm lạnh, bỏ phần cuống và gân, giã nhỏ. Đắp quanh bầu ngực và quầng vú, chừa đầu vú lại. Bạn sẽ cảm thấy mát lạnh. Đắp nốt phần còn lại cho kín ngực và cả dưới cánh tay của bạn, nếu cần. Cứ 30 phút lại thay một lần.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên lưu ý khi cai sữa cho con để bé vẫn tăng cân vù vù nhé
Những lưu ý khi cai sữa cho con
- Mẹ bé không nên cai sữa khi bé đang bị ốm vì sẽ khiến bé khó thích nghi với những thay đổi mới, gây ra lười ăn biếng ăn, còi xương.
- Không cai sữa cho bé trong thời kỳ nắng nóng hay thời tiết khắc nghiệt, chuyển mùa. Không cai sữa khi bé đang có vấn đề về sức khoẻ, nhiễm khuẩn, hay suy dinh dưỡng.
- Khi tiến hành cai sữa cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của bé để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết thay thế bầu sữa mẹ.
- Khi cai sữa nên bắt đầu từ từ thay vì quá đột ngột ngưng hẳn không cho trẻ bú. Điều này có nghĩa là các bà mẹ hãy chủ động rút ngắn thời gian và cường độ cho trẻ bú, để tránh những sang chấn bất lợi đối với tâm lý của trẻ sau này. Ví dụ trước đây mỗi ngày bạn cho bé bú khoảng từ 7 – 8 lần/ngày mỗi lần khoảng 5 phút thì nay hãy rút xuống còn 3 – 4 lần/ngày mỗi lần khoảng 3 phút, rồi từ từ cắt hẳn.
- Nếu đã bắt đầu ngưng không cho trẻ bú sữa, thì cần đồng thời kết hợp cho trẻ ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò (chỉ nên áp dụng phương pháp này sau khi trẻ đã lớn trên 1 tuổi).
- Khi cho bé ăn dặm cần chế biến những món ăn thật mềm, nhỏ như cháo loãng hay bột, vừa tốt cho tiêu hóa và sự phát triển răng của trẻ vừa loại trừ những nguy cơ bị hóc, nghẹn.
- Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Nên biết cách đa dạng các loại thực phẩm cho bé ăn. Để tạo cảm giác hứng thú khi ăn.
- Quá trình cai sữa cho bé các mẹ sẽ rất sốt ruột khi con quấy khóc nhưng các mẹ hãy kiên trì nhé.
Lưu ý: Vẫn xin nhắc lại rằng không có thời điểm cố định để cai sữa cho bé, và chỉ nên cai sữa khi trẻ có thể trạng sức khỏe bình thường khỏe mạnh, thay vì mắc bệnh hay đang bị ốm. Điều này sẽ làm cho tình trạng sức khỏe của bé sẽ càng tồi tệ hơn về sau và rất dễ gây nên hiện tượng biếng ăn, còi xương.
Cần chú tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của trẻ khi cai sữa để trẻ không bị thiếu chất.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh