Trẻ em có hay bị viêm loét dạ dày tá tràng không?
Trước đây, người dân và ngay cả bác sĩ nhi khoa đều cho rằng, viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh của người lớn, trẻ con không bị. Trong hơn thập kỉ trở lại đây, nhờ có sự tiến bộ của kĩ thuật nội soi tiêu hóa, nhiều trẻ được phát hiện loét dạ dày, bệnh đã được công nhận là phổ biến ở trẻ em.
Theo y văn, năm 1826, bác sĩ người Đức Karl Theodor Ernst von Siebold lần đầu tiên mô tả ổ loét dạ dày lớn ở một cháu bé 2 ngày tuổi, nghĩa là cháu đã bị bệnh dạ dày ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Đến nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh viêm loét dạ dày xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ sơ sinh cũng bị.
Khoa Nhi tiêu hóa Bệnh viện Xanh Pôn cũng đã gặp bệnh nhân 3 tuổi có ổ loét dạ dày lâu ngày. Con chị 6 tuổi, nếu nội soi dạ dày thấy có ổ loét, thì cháu cũng nằm trong nhóm bệnh nhi lứa tuổi học đường có tỉ lệ bệnh dạ dày cao.
Viêm loét dạ dày ở trẻ em thường không được phát hiện sớm vì các bậc phụ huynh hay nhầm với bệnh giun
Tại sao trẻ lại bị loét dạ dày?
Nguyên nhân loét dạ dày tá tràng ở người lớn hầu hết do vi khuẩn H pylori gây nên. Trẻ em không giống thế, chỉ khoảng 30% có nguyên nhân do vi khuẩn.
Một giả thuyết đưa ra là, có thể do chế độ ăn của trẻ không hợp lí. Tuy nhiên, cho đến nay cả ngành tiêu hóa nhi thế giới chưa đưa ra được tiêu chuẩn chế độ ăn như thế nào để trẻ không bị viêm loét dạ dày. Bác sĩ khuyên các bà mẹ đừng ép con ăn quá nhiều, hạn chế ăn các thức ăn có nhiều loại gia vị gây tình trạng kích thích tăng tiết dịch vị.
Thậm chí, nhiều cha mẹ đọc sách hướng dẫn và áp dụng một cách máy móc cho chế độ ăn của con mình. Chẳng hạn, một ngày phải ăn 3 bữa chính, 2 bữa phụ, 2 lần ăn hoa quả, uống sinh tố và uống sữa. Lịch ăn của các cháu từ khi đi học về đến khi đi ngủ… kín mít. Chính vì thế, nhiều trẻ cứ đến bữa ăn là stress. Khi đó, trẻ có nguy cơ bị ợ, gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, tức là a-xít trong dạ dày trào lên thực quản gây ợ nóng, trào lên họng sẽ gây ho. Hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây viêm loét dạ dày.
Ăn uống không phù hợp cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ
Nguyên nhân viêm loét do các thuốc hạ sốt giảm đau cũng được đề cập đến. Nhiều bà mẹ con sốt dưới 38 độ đã sốt ruột tự cho dùng thuốc hạ sốt, thậm chí con kêu đau bụng thì tự cho uống thuốc giảm đau, uống vượt quá liều lượng cho phép… đều là những tác nhân gây loét dạ dày ở trẻ.
Một giả thuyết đang được chú ý nhiều, đó là những căng thẳng trong cuộc sống gây hiện tượng tăng tiết dịch vị làm cho dạ dày trẻ nhanh chóng bị viêm loét. Những stress đáng kể như: bố mẹ li dị, áp lực học hành, những cảm giác mất mát hay thất bại trong cuộc sống, thậm chí là nghiện các trò chơi trực tuyến… Ở những độ tuổi có sự biến đổi tâm lí, rối loạn hành vi cảm xúc cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao.
Dấu hiệu nhận biết
Viêm dạ dày ở trẻ em thường khó nhận biết vì dấu hiệu không điển hình như ở người lớn. Người lớn thường có dấu hiệu đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, có trường hợp đau cồn cào, nóng rát không theo một quy luật thời gian nào cả, đau liên tục, kèm theo là triệu chứng đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu, ợ hơi. Còn ở trẻ em, kiểu đau như giả vờ, khi đau khi không. Vừa kêu đau, lúc sau mải chơi, mải xem lại hết đau. Vì thế, cha mẹ cần quan sát kỹ sắc thái của trẻ để nhận biết cơn đau của con, kịp thời đưa đi khám để kịp thời được phát hiện, điều trị
Chẩn đoán và điều trị ra sao?
Ngày nay, nhờ kĩ thuật nội soi tiêu hóa có nhiều tiến bộ, nên việc chẩn đoán và điều trị loét dạ dày tá tràng không còn khó khăn như trước. Trẻ sẽ được soi dạ dày bằng ống soi nhỏ, mềm, được gây mê để trẻ không hề có cảm giác đau và sợ, sau khi soi xong trẻ tỉnh táo bình thường.
Trường hợp trẻ có viêm loét, sẽ được bác sĩ lấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn H pylori và các xét nghiệm cần thiết khác để điều trị hợp lí nhất.
Chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Chế độ ăn nhằm mục đích:
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Giảm tiết acid dịch vị.
- Nương nhẹ chức năng dạ dày ruột.
- Đề phòng thiếu dinh dưỡng.
Ép trẻ em sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, lâu dần gây viêm loét dạ dày
Nguyên tắc ăn uống
Khẩu phần có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để trẻ bắt kịp đà tăng trưởng.
Sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và chống tăng tiết acid dịch vị.
- Thức ăn giảm tiết acid dịch vị: mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật…
- Thức ăn trung hòa acid dịch vị: sữa, trứng.
- Thức ăn bọc hút niêm mạc dạ dày, ít mùi vị: gạo nếp, bột sắn, khoai, bánh mỳ.
- Ít xơ sợi: rau củ non.
- Đồ uống: nước chín, nước chè loãng.
- Chế biến thức ăn nên hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận chuyển nhanh qua dạ dày.
Hạn chế hoặc không sử dụng thức ăn, nước uống gây kích thích niêm mạc dạ dày.
- Các loại nước sốt, nước luộc thịt, dăm bông, lạp xường, xúc xích.
- Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi: Thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơ.
- Thức ăn chua, dưa cà, hành muối, hoa quả chua.
- Gia vị, dấm ớt, tỏi, hạt tiêu.
- Rượu, chè, cà phê đặc.
Cách ăn uống để tránh kích thích niêm mạc dạ dày
- Chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày để nương nhẹ chức năng tiêu hóa của dạ dày.
- Ăn điều độ, không để trẻ quá đói hoặc ăn quá no.
- Không ăn thức ăn quay, rán.
- Thức ăn không quá nóng hoặc quá lạnh vì làm cho dạ dày co bóp mạnh. Nhiệt độ thức ăn, nước uống thích hợp là 40 – 50 độ C.
Chế độ ăn hợp lý
– Nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi.
– Số bữa ăn 5-6 lần/ngày.
Chế độ cháo súp
- Sáng: Cháo đậu xanh: 1 bát to (gạo 50g + đậu xanh 20g + đường 10g).
- Trưa: Súp khoai thịt: 1 bát to (khoai tây 100g + su hào 50g + thịt gà 50g + dầu 5g).
- Giữa trưa: Sữa đậu nành: 200ml (sữa 200ml + đường 10g); bánh quy 50g.
- Chiều: Cháo trứng: 1 bát to (gạo 50g + trứng gà 1 quả + dầu 10g).
- Tối: Chè bột sắn: 200ml (bột sắn 20g + đường 10g).
- Giá trị dinh dưỡng của thực đơn: Năng lượng: 1.240 kcal, protid: 41g, lipid: 32g, glucid: 197g.
Chế độ cơm
- Sáng: Cơm nếp đậu chấm vừng (gạo nếp 50g + đậu xanh 20g + vừng 10g).
- Trưa: Cơm nát: 2 lưng bát (gạo tẻ: 100g), trứng gà luộc: 1 quả; canh khoai tây thịt (khoai tây 80g + thịt gà 25g); hoa quả 100g.
- Giữa trưa: Sữa đậu nành: 200ml, (sữa 200ml, đường 10g); bánh quy 50g.
- Chiều tối: Cơm nát: 2 lưng bát (gạo tẻ 100g); đậu phụ om (đậu phụ 100g + dầu 10g); canh bí thịt (bí xanh 100g + thịt lợn nạc 25g + dầu 5g); hoa quả 100g.
- Giá trị dinh dưỡng: Năng lượng 1.800kcal, protid 60g, lipit: 45g, glucid 290g.
Dược sĩ Hưng
DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi