Đầy hơi khó tiêu là một triệu chứng dễ mắc phải xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện thông thường gây trướng, căng tức bụng, đau âm ỉ, ợ chua, ợ nóng gây rát vùng ngực hoặc đôi lúc không thể kiểm soát sự “xì hơi”. Ở một số người, triệu chứng này đến và đi rất nhanh, song đa số các trường hợp khác thường xuyên gặp phải và lập lại nhiều lần, không những chúng gây nên sự khó chịu mà đó còn là báo hiệu của những hệ lụy khó lường. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn phần nào cải thiện chứng đầy hơi khó tiêu.
Điều chỉnh thói quen ăn uống
Chế độ cũng như cách ăn uống không phù hợp như ăn liên tục các món chiên xào chứa dầu mỡ, thực phẩm giàu tinh bột, hoặc đồ ăn quá nhiều chất đạm… sẽ làm cho đường tiêu hóa của bạn không tiết ra đủ lượng men cần thiết để tiêu hóa thức ăn… Một số thói quen xấu khác như ăn nhanh, nhai không kỹ, ăn trong khi xem ti vi, lướt web, lúc ăn nói quá nhiều hoặc vừa ăn xong đã đi nằm ngay… cũng làm cho tình trạng này kéo dài hơn. Vì vậy, để khắc phục tình trạng “ứ hơi”, trong khẩu phần ăn, bạn nên hạn chế các loại thức ăn giàu tinh bột, gia vị chua, cay hoặc nhiều chất béo, bánh ngọt. Bạn cũng không nên ăn quá nhanh, nhai vội hoặc lạm dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá… Sau khi ăn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh các chất cặn bã bám ở chân răng, trong khoang miệng, điều này sẽ giảm được việc “nuốt hơi”.
Mặt khác, việc bổ sung men tiêu hóa cũng là điều rất quan trọng. Những thực phẩm dễ tiêu có trong rau xanh và củ quả các loại sẽ giúp bạn nhẹ bụng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế thức uống có gas, thay vào đó sử dụng nước lọc. Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể uống trà gừng hoặc bạc hà khi thấy bụng “ọc ạch”. Vài bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… cũng giúp bạn tránh được tình trạng này.
Lưu ý không nên dùng nước có gas
Nước có gas không những không giaỉ giải quyết được sự khó tiêu chướng hơi mà còn làm tình trạng đầy hơi nặng thêm. Khi uống nước có gas, người ta thường ợ ra và nhiều người thích cảm giác như vậy. Nhưng thực tế, họ chỉ ợ ra lượng gas CO2 thừa (vừa uống thêm) mà bao tử không thể chứa nổi nữa. Lượng gas CO2 còn lại vẫn tồn tại trong bao tử. Muối bicacbonat trong thức uống có gas, viên sủi có thể ảnh hưởng đến huyết áp và việc tiết acid dạ dày, pH máu…
Kiểm tra bệnh đường tiêu hóa
Nếu đầy hơi khó tiêu xảy ra liên tục và lặp lại nhiều lần kèm theo triệu chứng hoa mắt chóng mặt, sụt cân, tiêu ra máu, đau bụng âm ỉ (nhất là về đêm)… bạn phải làm ngay các xét nghiệm nhằm loại trừ hoặc chẩn đoán xác định các bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa. Ngoài ra, người có tiền sử bệnh “bệnh thực thể về tiêu hóa” như: gan mật, tụy tạng, lét dạ dày, hẹp môn vị, viêm dạ dày… dù đã được điều trị khỏi vẫn có thể gây ra chứng đầy hơi khó tiêu.
Một số nguyên nhân gây bệnh
Theo nghiên cứu, mặc dù 80% chứng đầy hơi khó tiêu xuất phát từ dạ dày, nhưng hệ thần kinh cũng là một tác nhân quan trọng. Stress chính là “thủ phạm” đầu tiên. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, thở dài, thở gấp, tâm lý lo lắng sẽ khiến bạn “nuốt” rất nhiều không khí, sự trướng hơi ổ bụng là điều khó tránh khỏi.
Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, giảm đau kháng viêm, thuốc tránh thai, thuốc tiểu đường, hạ huyết áp… thì tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây nên triệu chứng đầy hơi khó tiêu. Tuy nhiên, trong trường hợp trên, bạn vẫn có thể dùng kèm thuốc chữa đầy hơi khó tiêu. Điều này không ảnh hưởng đến chức năng điều trị của thuốc đang sử dụng.
Tăn cường vận động dạ dày
Khắc phục triệu chứng đầy hơi khó tiêu thật ra rất đơn giản nếu như bạn nằm trong đối tượng “khó tiêu chức năng” (xét nghiệm không phát hiện điều bất thường). Chỉ cần lưu ý và tránh xa các loại thức ăn dễ gây đầy hơi như gia vị như hành, tỏi, ớt… như đã kể trên. Các loại gia vị này nếu dùng quá nhiều thì dạ dày của bạn dễ tạo nên phản xạ co thắt lỗ thực quản dưới làm cho chứng đầy hơi khó tiêu xuất hiện. Theo đó, bạn nên giữ thói quen tốt trong ăn uống, kiểm tra sức khỏe định kỳ, tập luyện thể thao điều độ.
Dược sĩ Hưng
BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi