Trào ngược dạ dày – thực quản là chỉ sự trào ngược dịch ở dạ dày lên thực quản, chủ yếu là do những rối loạn tăng kích thích ở ống tiêu hóa.
Theo số liệu gần đây nhất của bệnh viên Bạch Mai, có khoảng 60% dân số Việt Nam mắc các bệnh về dạ dày. Điều đáng chú ý, số người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản ngày càng tăng. Nếu không điều trị, bệnh trở thành mãn tính và gây ra nhiều biến chứng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày – thực quản: Do thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp; do thần kinh bị căng thẳng; do mộc khắc thổ quá mạnh; do tỳ khí, vị khí không được điều hòa…
Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Đông y có nhiều bài thuốc trị theo từng thể:
Trào ngược dạ dày – thực quản do thần kinh căng thẳng (stress): Thần kinh căng thẳng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của tì vị, gây đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, khí ở trung tiêu ngược lên, vùng ngực và vùng thượng vị bức bách kèm theo khó thở, ăn ít, tiêu hóa trì trệ, bụng đầy hơi…
Dùng một trong các bài:
Bài 1: hoài sơn, liên nhục, cát căn mỗi vị 16g, hắc táo nhân 20g, viễn chí 12g, bán hạ chế 10g, ngưu tất 16g, trần bì 12g, chỉ xác 10g, phòng sâm 20g, bạch truật 16g, cam thảo 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Bài 2: thảo quyết minh (sao vàng) 16g, hắc táo nhân 20g, mẫu lệ chế 16g, bạch linh 10g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, trần bì 12g, chỉ xác 8g, bạch biển đậu 20g, hạt sen 20g, long nhãn 16g, phòng sâm 16g, đại táo 5 quả, cam thảo 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Thần kinh căng thẳng có thể dẫn đến trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày – thực quản do thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp: Người bệnh ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, bụng đầy hơi, đau từng cơn hoặc đau liên miên, khí ở trung tiêu chạy ngược, vùng thượng vị đầy tức khó chịu…
Dùng 1 trong các bài:
Bài 1: tía tô 16g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, xương bồ 12g, hoàng kỳ 15g, hoài sơn 16g, biển đậu 16g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, bạch truật (sao hàng thổ) 16g, đương qui 12g, sâm đại hành 16g, lá đắng 16g, lá lốt 12g, sinh khung 4g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Bài 2: hoài sơn, liên nhục, ngũ gia bì mỗi vị 16g, tía tô 20g, bạch truật 16g, lương khung 12g, cam thảo 10g, phòng sâm 16g, chỉ xác 8g, bán hạ 10g, sinh khương 4g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, bạch linh 12g, thủ ô chế 12g, lá đinh lăng (sao thơm) 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Trào ngược dạ dày – thực quản do can mộc khắc tỳ thổ quá mạnh: Đau tức vùng thượng vị, nhu động ở dạ dày tăng lên từng đợt, ngực sườn trướng đầy, ợ hơi, ợ nóng, người bệnh khó chịu, bực bội, tỳ khí và vị khí không lưu thoát, người bệnh chán ăn, mất ngủ. Phép điều trị: bổ thổ bình can, điều khí.
Dùng 1 trong các bài:
Bài 1: rau má 20g, bạch thược 12g, chi tử 10g, đan bì 12g, râu bắp 12g, mã đề 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch truật 16g, đương quy 16g, trần bì 10g, cam thảo 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sáng và chiều, uống trước bữa ăn.
Bài 2: tang diệp, mã đề, rau má mỗi vị 20g, cỏ mực 16g, bạch thược 12g, hạ liên châu 10g, hậu phác 10g, bán hạ 10g, hoài sơn 16g, phòng sâm 16g, củ đinh lăng 16g, đương quy 16g, bạch truật 16g, hắc táo nhân 16g, chỉ xác 8g, thục địa 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần trước bữa ăn.
Món người bị trào ngược dạ dày không nên ăn
Về thực phẩm: Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như: mỡ động vật, đồ chiên, rán nhiều mỡ,… nếu bữa ăn càng có nhiều chất béo thì việc tiêu hóa càng chậm và khó khăn hơn. Thức ăn nằm lâu trong dạ dày sẽ làm tăng sự tiết axit dạ dày sẽ gây tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Người bị trào ngược dạ dày hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo
Về đồ uống: Trước hết đối với bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày – thực quản cần tránh tuyệt đối các đồ uống có cồn, kích thích như: Cà phê, trà và những đồ uống chứa cafein… những đồ uống này sẽ làm tăng sự giãn cơ vòng dưới thực quản cũng như tăng sự tiết axit trong dạ dày. Vì vậy, hiện tượng trào ngược càng dễ xảy ra hơn.
Đồ uống có ga như nước cô-ca-cô-la, sô đa,… cũng cần tránh bởi vì những đồ uống này sẽ làm trướng bụng và gây ra những tác động không tốt đối với cơ thắt dạ dày – thực quản. Đặc biệt, rượu, bia và những đồ uống có pha rượu đều có hại đối với sự co giãn của cơ thắt thực quản – đó như là một chiếc van cơ để ngăn dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi dạ dày đang đói mà bạn uống các đồ uống này thì sẽ rất hại cho cơ thắt. Bên cạnh đó, sữa và sôcôla cũng là một thực phẩm mà những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược cần loại ra khỏi thực đơn vì nó chứa nhiều chất béo, protein và can xi. Đây là ba yếu tố khuyến khích sự tiết axit dạ dày.
Về trái cây: Trái cây rất tốt cho sức khỏe, bổ sung vitaminvà khoáng chất, nhưng đối với bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày – thực quản cần hạn chế ăn các loại hoa quả cam, quýt, chanh, bưởi… vì các loại hoa quả này thường có vị chua và chứa nhiều vitamin C nên sẽ làm tăng sự tiết dịch của dạ dày. Kể cả nước ép của các loại quả này cũng nên hạn chế uống.
Các loại gia vị: Các loại gia vị thường được sử dụng trong thực đơn hàng ngày, tuy nhiên đối với những người mắc bệnh cần hạn chế không sử dụng nhiều các loại gia vị cay nóng như: Ớt, bạc hà, tỏi,… là những chất gây kích thích lớp màng thực quản và cũng làm tăng cảm giác nóng rát dạ dày.
Dược sĩ Hưng
DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi