Dưới đây là một số loại thực phẩm có nhiều khả năng khiến bạn bị ngộ độc. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng tránh thì việc đẩy lùi căn bệnh này không phải là quá khó khăn. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra hướng giải quyết nhé.
Rau lá xanh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng học, gần một nửa số ca nhiễm ngộ độc thực phẩm xuất phát từ khâu sản xuất, đặc biệt là “sản xuất” rau lá xanh. Nhưng thật không may khi rau là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Một thách thức đặt ra đó chính là chúng ta cần lưu giữ rau ở nhiệt độ lạnh và rửa sạch sẽ trước khi ăn. Tuy nhiên, trong trường hợp, bạn đã mua loại rau được rửa sạch thì không nên rửa lại một lần nữa vì điều này có thể khiến vi khuẩn thâm nhập vào.
Bởi theo các chuyên gia, tác nhân gây bệnh thường thâm nhập vào các sản phẩm từ nguồn nước chưa được xử lý. Nhiều nông dân đã sử dụng nước giếng, nước sông và suối để tưới rau. Và đây chính là con đường ngắn nhất để vi khuẩn thâm nhập vào những loại rau lá xanh chúng ta ăn hàng ngày.
Sữa
Sữa được xem là một bước tiến rất lớn trong vấn đề an toàn khi nhà hóa học Louis Pasteur đã phát triển phương pháp thanh trùng từ những năm 1880. Nhưng hiện nay các sản phẩm sữa được cho là nguyên nhân thứ 2 gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Mặc dù đã hơn 100 năm sau phương pháp thanh trùng kiểu Pasteur được thực hiện, một số người vẫn ủng hộ nguyên liệu sữa tự nhiên hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng có nhiều khả năng chứa vi khuẩn E. coli, Listeria và Salmonella hơn các sản phẩm tiệt trùng. Đặc biệt, đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch kém có nhiều khả năng mắc ngộ độc hơn khi sử dụng những sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng.
Theo các nhà khoa học, gần đây họ đã phát hiện ra vi khuẩn Listeria có mặt hầu hết trong các sản phẩm pho mát thủ công từ Wisconsin, cũng như trong dưa đỏ và thịt chế biến. Một thách thức được đặt ra đó chính là vi khuẩn Listeria phát triển cũng như sinh sôi và nảy nở ở nhiệt độ lạnh. Do đó, nó thực sự đáng sợ. Các chuyên gia cho hay, Listeria là một loại vi khuẩn gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Gia cầm
Theo CDC, gia cầm bị ô nhiễm chiếm khoảng 19% ca tử vong do bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, nhiều hơn bất kỳ sản phẩm nào khác, trong đó, vi khuẩn Listeria và Salmonella là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra, Campylobacter là một loại vi trùng nhiễm vào đường ruột, gây tiêu chảy phổ biến nhất trên thế giới. Campylobacter thường cư trú trong đường tiêu hóa của các loài chim, gây nên tình trạng sốt kèm theo đau bụng ở những người bệnh.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hình thức nhiễm bệnh từ gia cầm hoàn toàn có thể ngăn ngừa được bằng cách nấu thịt gia cầm ở nhiệt độ 165 độ. Ngoài ra, để tránh tình trạng lây nhiễm chéo, hãy rửa thớt và dao bằng chất tẩy rửa, sau đó ngâm trong nước nóng. Hoặc cũng có thể khử trùng bằng dung dịch clo pha loãng.
Trứng
Trứng được biết đến là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc salmonella. Theo các nhà khoa học, nhiều loại vi khuẩn đều được tìm thấy ở bên ngoài vỏ trứng nhưng không đồng nghĩa với việc ở bên trong không có. Những vi khuẩn này thường được truyền từ gà mái mẹ sang trứng trước khi hình thành vỏ trứng.
Theo các chuyên gia, tránh nhiễm khuẩn salmonella từ trứng rất đơn giản, chỉ cần chọn loại trứng có vỏ còn nguyên vẹn. Sau đó lưu giữ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Đồng thời phải nấu kỹ và tiệt trùng hết sức triệt để nhằm tránh vi khuẩn có cơ hội phát triển.
Cá và động vật có vỏ
Động vật có vỏ ăn bằng cách lọc thức ăn từ nước. Theo thời gian, chúng tích lũy tất cả tác nhân gây bệnh ở nước. Do đó, cá và động vật có vỏ chiếm khoảng 6% các bệnh ngộ độc thực phẩm và 6% ca tử vong do các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm. Theo CDC, cá mú, cá ngừ, cá hồi, tôm và tôm hùm đặc biệt có khả năng truyền bệnh cho con người. Theo các chuyên gia, cá và động vật có vỏ rất dễ nhiễm virus Norovirus và vi khuẩn Vibrio vulnificus từ nước, gây nôn mửa và tiêu chảy.
Để bữa ăn được an toàn nhất, hãy mua cá tươi, còn nguyên mắt cá, cá không quá tanh và được nấu ăn ở nhiệt độ 145 độ C.
Hàu
Hàu cũng ăn bằng cách lọc thức ăn từ nước nên rất dễ nhiễm virus Norovirus và vi khuẩn Vibrio. Trong đó, vi khuẩn Vibrio đặc biệt có hại cho những bệnh nhân bị gan. Đo đó, cách tốt nhất để tránh ngộ độc từ hàu, hãy nấu chín.
Khoai tây nướng
Clostridium botulinum phát triển trong đất và những nơi khác mà không có oxy, hình thành bào tử chịu nhiệt. Do đó, khoai tây phát triển ở dưới mặt đất có thể tiếp xúc với các bào tử gây nhiễm độc, nhất là khoai tây nướng bọc giấy bạc bởi giấy bạc là môi trường hoàn hảo để các bào tử tồn tại.
Theo các chuyên gia, để tránh sự phát triển của bào tử, không để khoai tây nướng vào giấy bạc. Ngoài ra, nên ăn khoai tây trong vòng hai giờ đầu. Nếu không ăn luôn, bạn có thể giữ chúng ở nhiệt độ 140 độ hoặc nóng hơn.
Thực phẩm đóng hộp
Trong những năm 1900, thực phẩm đóng hộp không đủ chín dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm bùng phát. Khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước đã đàn áp về ngành công nghiệp đồ hộp và tình trạng ngộ độc được loại bỏ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hiện tượng ngộ độc từ những thực phẩm đóng hộp vẫn có thể xảy ra. Các triệu chứng của ngộ độc xuất hiện 18 giờ đến 10 ngày sau khi ăn các thực phẩm xấu. Chúng bao gồm mờ mắt, nói lắp, mí mắt rủ và cơ yếu. Nếu không được điều trị bệnh nhân có thể bị tê liệt, thậm chí là tử vong. Nếu phát hiện sớm, các bác sỹ có thể kháng độc tố bằng một loại chất được chế từ huyết thanh ngựa.
Thịt bò
Thịt bò sống có thể chứa vi khuẩn salmonella, listeria, E. coli hoặc ký sinh trùng. Có thể nấu chín tiêu diệt những sinh vật này, nhưng bạn phải xử lý đúng cách để tránh tái nhiễm. Nếu bạn đang nấu ăn thịt bò, thịt lợn hoặc thịt nướng, hãy chắc chắn rằng các loại thịt này phải được chín ở nhiệt độ tới 145 – 160 độ C.
Năm 2012, đã có hơn 200 người ở Anh, trong đó có 4 người ở Hoa Kỳ tử vong do nhiễm Bovine spongiform encephalopathy (còn gọi là bệnh bò điên).
Thịt lợn
Khi bạn ăn thịt lợn xông khói có thể bạn đã nuốt ấu trùng của sâu Trichinella. Trong môi trường axit dạ dày của chúng ta, ấu trùng sẽ phát triển và giải phóng khỏi nang kén. Ấu trùng tự do di chuyển vào ruột non và gắn vào rồi xâm nhập niêm mạc tại đáy các vi nhung mao ruột. Sau 4 lần biến đổi trong khoảng thời gian 30-36 giờ, chúng sẽ phát triển thành giun trưởng thành và trở thành sinh vật nội bào bắt buộc. Khi đó, chúng ta sẽ có những triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, sốt, mệt mỏi, nôn mửa trong vòng một vài ngày. Vài tuần sau đó, có thể xuất hiện những triệu trứng khác như mắt sưng, đau cơ, đau đầu, ớn lạnh và ngứa da.
Cách tốt nhất để tránh tình trạng này, nấu chín thịt lợn ở nhiệt độ 160 độ C, sườn hoặc thịt heo nướng ở nhiệt độ 145 độ C.
Sữa bột trẻ em
Trẻ sơ sinh và trẻ em là những đối tượng có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, do đó biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là hết sức cần thiết và quan trọng.
Theo các chuyên gia, vi khuẩn gây độc tố có thể phát triển ở bình sữa của trẻ bởi tỷ lệ trẻ bú bình chiếm tới 60% trong khi nhóm trẻ bú mẹ chỉ chiếm 39%. Ước tính, trong một năm mỗi trẻ em dưới 5 tuổi bị mắc tiêu chảy ít nhất 2 lần.
Theo chuyên gia dinh dưỡng một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tiêu chảy là bình vú và núm vú nhân tạo nhiễm khuẩn. Cùng đó là nước dùng rửa bình, pha sữa không vệ sinh; người pha sữa không rửa tay hoặc rửa không sạch, sữa cất giữ nơi không an toàn.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh