1. Đậu xanh
Thực phẩm trong gia đình họ đậu là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, và đậu Hà Lan cũng không ngoại lệ. Một tách đậu xanh có chứa 7,9 gram – bằng một ly sữa (theo các nhà khoa học, phụ nữ sẽ cần 46gr protein mỗi ngày và đàn ông cần khoảng 56gr).
2. Quinoa (hạt diêm mạch)
Hầu hết các loại ngũ cốc đều chứa một lượng nhỏ protein nhưng Quinoa – còn được gọi là siêu thực phẩm của các thực phẩm lại chứa 8gr protein mỗi cốc bao gồm cả 9 axit amin thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra, Quinoa còn rất “linh hoạt” trong việc chế biến các món ăn như: thêm vào súp trong mùa đông, ăn với đường nâu và trái cây vào bữa sáng hoặc kết hợp với rau, dấm để làm món salad vào mùa hè.
3. Các loại hạt và bơ hạt
Tất cả các loại hạt đều chứa các chất béo lành mạnh và protein. Tuy nhiên các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt điều và quả hồ trăn lại chứa nhiều calo (tất cả đều chứa 160 calo và 5 hoặc 6gr protein). Bơ hạt như bơ đậu phộng và bơ hạnh nhân chứa nhiều đạm cũng tốt cho sức khỏe.
4. Đậu
Có khá nhiều loại đậu khác nhau như đậu đen, đậu trắng, đậu pinto…nhưng chúng đều có một điểm chung đó là giàu protein. Hai chén đậu chứa khoảng 26gr protein. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên nên ngâm qua đêm trước khi nấu ăn vì chúng rất tốt cho sức khỏe.
5. Đậu Chickpeas
Đậu Chickpeas hay còn gọi là đậu garbanzo có chứa 7,3gr protein (nửa cốc), chất xơ và calo. Đậu Chickpeas là một nguồn chất xơ thực phẩm rất tốt. Chất này giúp cơ thể loại bỏ cholesterol và việc ăn thường xuyên đậu gà sẽ giảm được mức cholesterol xấu LDL. Chất xơ thực phẩm giúp cải thiện việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và giúp người ăn đậu gà cảm giác no lâu hơn. Ngoài ra, chất xơ này cũng giúp kiểm soát và cân bằng mức đường huyết và tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột, giúp duy trì một sức khỏe lành mạnh. Đồng thời, giúp phòng tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
6. Tempeh và đậu phụ
Tempeh là một loại đậu phụ cứng của Indonesia, làm từ đậu nành và rất giàu protein. Tempeh và đậu phụ chứa khoảng 15-20gr protein mỗi bát. Theo các chuyên gia, tempeh và đậu phụ hết sức bổ dưỡng nên được dùng phổ biến trên khắp thế giới làm các món ăn chay.
7. Đậu nành lông (Edamame)
Đây là một nguồn thực phẩm cực kỳ giàu đạm thực vật và cũng cung cấp những estrogen có nguồn gốc thực vật như chất xơ. Một lượng bằng 1/2 tách đậu chưa bóc vỏ cung cấp 120 calo và có thể chế biến thành một bữa ăn nhẹ đầy dinh dưỡng.
Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu Edamame được đun sôi có chứa khoảng 8,4gr protein (nửa chén) nên rất phù hợp với những người ăn chay.
8. Rau lá xanh
Theo tiến sỹ Gerbstadt, rau lá xanh không có nhiều protein như các loại đậu và các loại hạt nhưng chúng lại chứa nhiều chất chống oxy hóa và các chất xơ có lợi cho tim mạch. Cũng theo tiến sỹ Gerbstadt, nếu ăn cùng lúc nhiều loại rau sẽ xuất hiện rất nhiều axit amin tốt cho cơ thể. Theo chuyên gia, hai chén rau bina có chứa 2,1gr protein và một chén bông cải xanh có chứa 8,1gr protein.
9. Cây gai dầu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cây gai dầu chứa khoảng 10gr protein (trong 3 muỗng canh). Ngoài ra cây gai dầu còn chứa Omega-3 rất tốt cho cơ thể.
10. Hạt Chia
Hạt Chia chứa khoảng 4,7gr/2 muỗng canh và chất xơ có lợi cho cơ thể, nhất là tốt đối với những người ăn chay. Hạt Chia có thể sử dụng trong món salad, sữa chua, bột yến mạch…hoặc thậm chí còn được tạo thành một loại bánh và kem vô cùng phong phú.
11. Vừng, hướng dương và hạt hoa Anh Túc
Theo tiến sỹ Gerbstadt, mỗi chén hướng dương chứa khoảng 7,3 gr protein , trong đó hạt vừng và hạt hoa Anh Túc chứa khoảng 5,4gr. Ngoài ra những loại hạt này còn chứa nhiều axit amin và vitamin tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo nên sử dụng vừa phải, tránh lạm dụng vì sẽ gây tác dụng ngược đối với sức khỏe của chúng ta.
12. Seitan (Mì căn)
Vẻ ngoài giống như thịt và kết cấu của mỳ căn seitan làm cho nó trở thành một thực phẩm thay thế thịt phổ biến trong chế độ ăn chay. Mỳ căn là một loại thực phẩm ít chất béo, là một dạng gluten lúa mì không có chứa cholesterol và cũng là một nguồn giàu chất đạm. Trong 3 oz. mỳ căn seitan có chứa đến 36gr protein (hơn đậu phụ và tempeh).
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỳ căn seitan được nhào bằng bột mì và nước sau đó lọc sạch để loại bỏ tinh bột. Mỳ căn seitan được sử dụng trong các món xào, ăn kèm với bánh mì sandwich và thay thế cho bánh hamburger và các loại thịt khác.
13. Sữa đậu nành
Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên nếu bạn không thích đậu phụ, hãy thay thế bằng sữa đậu nành. Bởi đậu nành là loại cây trồng duy nhất chứa protein hoàn chỉnh. Nó cũng bao gồm tất cả các loại amino axít thiết yếu đối với cơ thể.
14. Bột cacao không đường
Bột cacao không đường được sử dụng trong món nướng hoặc làm chocolate nóng chứa khoảng 1gr protein cho mỗi muỗng canh. Theo các chuyên gia, bột cacao không đường hết sức lành mạnh, chứa ít calo và phù hợp với người ăn chay.
Dược sĩ Hưng
BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh