Táo bón là gì?
Dưới góc nhìn của Y học thì táo bón không phải là bệnh lý thông thường mà thậm chí nó còn khá nguy hiểm. Khi bị táo bón, các chất độc tích lũy trong khung ruột sẽ là cơ hội để phát triển nhiều các bệnh khác như nhức đầu, mệt mỏi, dị ứng… nặng hơn thì là viêm đại tràng mãn tính, trĩ hoặc thậm chí là ung thư ruột già.
Những người bị táo bón kinh niên thường có hai lựa chọn, hoặc là cố chịu đựng hoặc là dùng thuốc xổ. Nhưng dùng thuốc xổ liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương niêm mạc và đồng thời gây nguy hiểm cho tim vì nó làm mất đi hai chất cần thiết cho hoạt động của tim là kali và chất khoáng.
Nguyên nhân gây táo bón kinh niên
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón như:
Do chế độ ăn uống không khoa học: chế độ ăn ít chất xơ. Chất xơ có nhiều trong các rau củ quả, một số loại chất xơ không bị tiêu hóa sẽ giúp làm phân mềm và không cứng. Bình thường, chúng ta cần 30 – 40g chất xơ trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn thường gặp ở những người có thói quen dùng đồ ăn nhanh, ăn nhiều các loại thịt, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa; người cao tuổi ngại ăn đồ ăn có nhiều chất xơ do không nhai nuốt được dễ dàng. Ngoài ra, uống không đủ nước cũng góp phần gây nên táo bón; sử dụng đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu, bia sẽ làm nặng thêm tình trạng táo bón.
Do nghề nghiệp: những nghề phải ngồi nhiều ít hoạt động, nghề tiếp xúc với chì, ngộ độc chì mạn tính, ảnh hưởng đến sự hoạt động của ruột.
Do suy nhược: những người già, suy nhược, mắc bệnh mạn tính phải nằm lâu. Những nguyên nhân kể trên làm nhu động ruột và trương lực các cơ thành bụng giảm gây nên táo bón.
Những bệnh toàn thân: tình trạng nhiễm khuẩn sốt nhiều, sau phẫu thuật mất nhiều máu.. những nguyên nhân này gây mất nước trong cơ thể do đó phân khô và táo.
Những tổn thương bẩm sinh của đại tràng như bệnh phình đại tràng, giãn đại tràng…
Do thói quen không đại tiện đúng giờ giấc, quên đại tiện làm rối loạn phản xạ mót rặn.
Chữa táo bón kinh niên
Theo các chuyên gia, có khá nhiều phương pháp chữa táo bón kinh niên vô cùng đơn giản nhưng lại rất hữu hiệu trong việc điều trị tận gốc chứng táo bón, hơn nữa lại khá tiết kiệm. Chỉ cần một chút kiên trì, những người hay bị táo bón sẽ không còn phải quá lo lắng về vấn đề này nữa.
– Duy trì thói quen uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Theo các chuyên gia, điều này giúp cho cơ thể bạn sẽ dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để “tống khứ” ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trong trường hợp bạn bị táo bón nặng, bạn hãy hoà thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa. Như thế tình hình sẽ trở nên “dễ chịu” hơn nhiều đấy.
– Ngoài ra, uống 1 lít nước ấm và đi bộ khoảng vài ba phút ngay lập tức sau khi thức dậy vào buổi sáng. Hoặc là uống một ly nước lạnh vào buổi sáng, kết hợp với xoa bụng sẽ “đánh bay” nhanh tình trạng táo bón kinh niên.
– Hoặc uống nước chanh pha lẫn với nước ấm từ 2 – 3 lần/ngày. Mặt khác bạn nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hoá, cùng với việc bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ, hạn chế và tránh ăn những đồ ăn khô như đậu tương, lạc…vì những loại thực phẩm này sẽ khiến cho tình trạng táo bón của bạn càng trở nên trầm trọng hơn.
– Chỉ ăn khi đói, không nên ăn thành nhiều bữa và mỗi bữa ăn nên cách nhau 4 tiếng.
– Luyện tập thể dục thể thao một cách đều đặn. Việc luyện tập chính là phương thuốc hữu hiệu giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón. Nên vận động tối thiểu hai lần trong ngày, mỗi lần 15 phút bằng cách nằm ngửa và co chân đạp xe tưởng tượng.
– Ngủ sâu và đủ giấc. Thiếu ngủ cũng chính là một trong số những thủ phạm gây nên căn bệnh táo bón. Chính vì thế nếu không muốn bị chứng táo bón hoành hành mỗi ngày bạn cần ngủ đủ giấc trong vòng khoảng 8 tiếng/ngày.
– Xoa bóp vùng bụng dưới và nhất là dọc hai bên xương cùn đến ngang eo lưng sau mỗi bữa ăn.
– Sau bữa ăn chiều, nên dùng một chút nước ép nha đam, dầu ô-liu với vài giọt chanh vắt.
– Không uống trà, cà phê, nếu có thể thì uống nước khoáng có nhiều kali càng tốt.
– Nên tạo thói quen đại tiện đều đặn hàng ngày, dù là có muốn hay không. Khi thấy có cảm giác muốn đại tiện thì nên đi ngay, vì nếu trì hoãn, phân nằm lâu trong ruột sẽ bị hút hết nước thành khô cứng, khó đẩy ra.
Kết luận
Táo bón kinh niên là một căn bệnh gây khó chịu cho cả người lớn và trẻ em, do đó một vài cách đơn giản trên sẽ phần nào giúp bạn cải thiện vấn đề này. Chỉ cần chăm chỉ và kiên trì, chắc chắn căn bệnh táo bón kinh niên sẽ không “làm phiền” bạn nữa.
Dược sĩ Hưng
SANTAFE – XUA TAN NỖI LO TÁO BÓN
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi