HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Tại sao bị chuột rút?

    Chuột rút ở chân là gì?

    Chuột rút được biết là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt và làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.
    Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút sẽ gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa hay khi đang lái xe.
    Chuột rút thường kéo dài vài phút, một số trường hợp kéo dài vài giây, thậm chí có trường hợp kéo dài đến tận 10 phút. Mức độ nghiêm trọng của các đơn đau là khác nhau. Chân bị chuột rút thường xảy ra khi hoạt động quá sức hoặc khi đang nghỉ ngơi, phổ biến nhất là vào ban đêm khi ở trên giường.
    Những người dễ bị chuột rút?
    Chứng chuột rút (đồng bào miền Nam gọi là vọp bẻ) thường xảy ra khi chúng ta vận động quá sức. Các đối tượng dễ bị chuột rút là: vận động viên thể thao, những người leo núi, leo cầu thang nhiều tầng và phụ nữ mang thai…Những người lao động, tập luyện, trèo đèo leo dốc với cường độ cao, cơ thể bị mất nước và mất muối… đều dễ bị chuột rút.
    Ngoài ra, theo các chuyên gia, chuột rút thường xảy ra trong các trường hợp: ngủ ban đêm, khi đang vận động cơ bắp trong thời gian dài liên tục, nhất là khi mệt mỏi, đói và khát nước. Lý giải chứng chuột rút thường xảy ra vào ban đêm khi ngủ, các nhà chuyên môn cho rằng, người nào mà ban ngày lao động nặng nhọc bị mệt mỏi hoặc đứng lâu trên nền cứng, do cơ bắp không hoạt động, căng thẳng thì ban đêm bị chuột rút. Chuột rút trong khi đang vận động thường gặp ở các bắp thịt lớn như cẳng chân và đùi. Khi đó cơ bắp bị mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể bị mất muối làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca trong máu.
    Thêm nữa, tình trạng vận động nhiều còn gây lắng đọng acid lactic trong bắp thịt, dẫn đến rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bắp, nên dù bộ não muốn cơ thư giãn sau khi cử động nhưng cơ vẫn tiếp tục co rút gây ra đau. Như vậy, những người ngồi làm việc lâu, không thay đổi tư thế cũng thường bị chứng co cứng cơ. Thời tiết nóng bức mà vận động cơ thể sẽ ra nhiều mồ hôi gây mất nước và mất muối cũng rất dễ bị chuột rút khi vận động mạnh và kéo dài.
    Những người sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh như statin, prednison, thuốc lợi tiểu làm giảm kali và magiê cũng dễ bị chuột rút. Bệnh nhân bị các bệnh: tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, bệnh thận đang lọc máu, rối loạn tuần hoàn, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới đều dễ bị chuột rút. Thai phụ hay bị chuột rút từ tháng thứ 6 trở đi của thai kỳ do thiếu calcium, phospho, magnesium, do sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hoặc do các cơ ở chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể.
    Nguyên nhân gây chuột rút
    Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây chuột rút thường không được biết chính xác. Một giả thuyết cho rằng, chuột rút xảy ra do sự co chặt của các cơ, ngoài ra cũng có một số nguyên nhân sau:
    • Tác dụng phụ của thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc albuterol, niacin, thuốc trị chứng tâm thần…
    • Cơ bắp hoạt động quá sức.
    • Mất nước.
    • Sự thay đổi cán cân muối trong máu (lượng natri cao hay thấp cũng như mức độ kali trong cơ thể).
    • Mang thai.
    • Tuyến giáp hoạt động kém.
    • Bệnh động mạch ngoại biên.
    • Sử dụng quá mức đồ uống có cồn.
    • Một số rối loạn phổ biến của các dây thần kinh.
    • Nguyên nhân hiếm khác bao gồm: xơ gan, ngộ độc…
    Điều trị chuột rút như thế nào?
    Đang vận động bất ngờ bị chuột rút sẽ rất đau bắp thịt, khiến phải dừng lại ngay không cử động được nữa. Muốn khỏi đau nhanh chóng cần thực hiện các thao tác sau đây: dừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút. Nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ, nếu có dầu nóng thì thoa dầu lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.
    Khi bị chuột rút bắp đùi, cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Trường hợp chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực. Uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước cam, nước chanh… Sau khi đã qua cơn đau, về nhà bạn có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Bạn nên đi giày vừa chân, gót giày không quá cao.
    Phòng ngừa chuột rút
    Nếu chuột rút không xảy ra thường xuyên, thì ta có thể dùng những “thủ thuật” cơ bản để điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn bị thường xuyên, bạn có thể xem xét biện pháp phòng tránh chúng.
    • Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, khoảng từ 6 đến 8 cốc.
    • Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi đi ngủ.
    • Nên điều chỉnh hài hòa lượng kali thu nạp vào trong cơ thể.
    • Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện.
    Lưu ý:
    Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm trong khoảng thời gian dài, bạn nên tới gặp bác sĩ để tìm cách điều trị. Có nhiều biện pháp để ứng phó với chứng chuột rút nhưng hiệu quả và thường dùng nhất đó là cách điều trị có sử dụng vitamin B12.
    Dược sĩ Hưng

    513JointKing-dieu-tri-thoai-hoa-khop1

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
     

    DMCA.com Protection Status

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương