Triệu chứng của khó tiêu
Những người bị khó tiêu thường có những triệu chứng dưới đây:
– No bụng mặc dù chưa ăn: Theo các chuyên gia, chứng khó tiêu khiến cho người bệnh có cảm giác no bụng mặc dù không ăn trong nhiều ngày.
– Khó chịu sau khi ăn: Đây là một triệu chứng thường gặp, người bệnh cảm thấy căng tức vùng bụng, nôn nao và buồn nôn sau khi ăn xong.
– Khó chịu ở vùng bụng trên: Mức độ đau và khó chịu từ nhẹ đến nặng ở khu vực giữa phía dưới của xương ức và rốn.
– Nóng bụng: Người bệnh sẽ cảm thấy ngột ngạt và nóng, thậm chí nóng rát ở phía dưới của xương ức và rốn.
– Đầy hơi ở vùng bụng trên
– Buồn nôn
Triệu chứng ít gặp hơn bao gồm nôn và ợ hơi.
Thông thường khó tiêu nhẹ thường không có gì để lo lắng, nhưng nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây cần đưa người bệnh đến gặp bác sỹ ngay nhé:
- Giảm cân đột ngột
- Mất cảm giác ngon miệng
- Nôn nhiều hoặc nôn ra máu
- Đi ngoài phân đen
- Khó khăn trong việc nuốt
- Mệt mỏi, suy yếu (đây cũng có thể là triệu chứng của thiếu máu).
- Khó thở, đổ mồ hôi, đau ngực, hàm hoặc cánh tay.
- Đau ngực khi gắng sức hoặc căng thẳng.
Nguyên nhân gây khó tiêu
Khó tiêu xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Thông thường, chứng khó tiêu liên quan đến lối sống, thói quen ăn uống và chế độ luyện tập thể dục thể thao.
- Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh.
- Ăn nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc thức ăn cay.
- Uống nhiều cà phê, rượu, socola hay đồ uống có ga.
- Hút thuốc
- Lo lắng
- Một số thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc bổ sung sắt.
Đôi khi khó tiêu còn do các nguyên nhân sau:
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Bệnh celiac
- Sỏi mật
- Táo bón
- Viêm tuyến tụy
- Tắc nghẽn đường ruột
- Thiếu máu cục bộ đường ruột
Biến chứng
Thông thường khó tiêu không gây nên bất cứ biến chứng nào nghiêm trọng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống, sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của bạn.
Phương pháp điều trị và biện pháp phòng tránh
Theo các chuyên gia, thay đổi lối sống có thể giúp giảm bớt chứng khó tiêu một cách đáng kể.
– Tránh những loại thực phẩm gây kích thích.
– Ăn 5-6 bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa lớn.
– Giảm hoặc bỏ hẳn rượu, cà phê và thuốc lá. Kết hợp với việc hạn chế đồ ăn cay, béo và đồ uống có ga.
– Tránh sử dụng một số thuốc giảm đau nhất định chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen.
– Kiểm soát căng thẳng và lo âu. Tạo môi trường yên tĩnh tại bữa ăn. Đồng thời cần thực hành kỹ thuật thư giãn chẳng hạn như hít thở sâu, thiền hoặc yoga. Mặt khác, cần dành nhiều thời gian cho những điều bạn thích nhé.
– Tập thể dục thường xuyên. Theo các chuyên gia, việc luyện tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh và thúc đẩy hệ tiêu hóa tốt hơn.
Dược sĩ Hưng
BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi