Ngứa, đau mắt đỏ là gì? Bệnh đau mắt đỏ hoặc viêm kết mạc là bệnh phổ biến và thể bị lây nhiễm. Đôi khi, chúng cần phải điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Qua bài viết này, các bạn sẽ biết các triệu chứng, cách phòng bệnh, và cách điều trị.
Các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
Các dấu hiệu và triệu chứng của đau mắt đỏ có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng thường gồm:
- Chảy nhiều nước mắt
- Mẩn đỏ, ngứa và sưng mắt
- Đau liên tục trong mắt (cảm giác cộm mắt)
- Khó chịu với ánh sáng
- Có chất dịch màu trắng rõ ràng (nếu là đau mắt do nhiễm virus hoặc dị ứng)
- Có dỉ mắt màu vàng và màu xanh lục từ mắt (do nhiễm khuẩn)
- Bệnh nhân đau mắt đỏ có cảm giác cộm, xốn tại mắt giống như có cát, mắt khó chịu, đau nhẹ và mờ thoáng qua.
Nguyên nhân của đau mắt đỏ
Có 4 nguyên nhân chính sau:
- Vi rút
- Vi khuẩn
- Chất gây dị ứng (như lông vật nuôi hoặc bụi ve)
- Các chất kích thích (như sương khói hoặc clo bể bơi) lây nhiễm hoặc gây kích ứng mắt và niêm mạc mí mắt
Cách tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ
Vi rút và vi khuẩn đau mắt đỏ rất dễ lây lan và có khả năng lây lan nhanh từ người này sang người khác. Bạn có thể giảm nguy cơ lây lan chứng đau mắt đỏ bằng cách làm theo các bước đơn giản như rửa tay và không dụi vào mắt. Đau mắt đỏ là do chất gây dị ứng hoặc các chất kích thích không lây nhiễm, tuy nhiên nó có thể lây lan do virut hoặc vi khuẩn
Cách điều trị chứng đau mắt đỏ
Cách điều trị đau mắt đỏ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đau mắt đỏ thường nhẹ, hiếm có trường hợp nghiêm trọng và dễ điều trị, thậm chí không cần điều trị.
Tuy nhiên, điều thiết yếu là khi bị đau mắt đỏ cấp bạn cần phải đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt, không được tự ý mua thuốc tra nhỏ.
Khi nào nên đến khám các cơ cở chuyên khoa mắt
Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ đều nhẹ và không cần điều trị. Tuy nhiên, có một vài trường hợp nghiêm trọng, bạn nên tới các bệnh viện hay cơ sở chuyên khoa về mắt để kiểm tra và có cách điều trị phù hợp. Nếu xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn nên tới bệnh viện hay cơ sở chuyên khoa mắt:
- Đau nhức mắt liên tục
- Nhìn lóa hay chói mắt khi ra ánh nắng
- Mắt đỏ ngàu
- Hệ thống miễn dịch yếu, ví dụ như HIV hoặc ung thư
- Dùng kháng sinh nhưng không có tác dụng
- Các triệu chứng càng ngày càng nặng
Đau mắt đỏ nặng có nguy cơ biến chứng hoặc nhiễm trùng.
Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Nếu trẻ sơ sinh bị mắc chứng đau mắt đỏ, bạn nên đưa chúng tới bệnh viện hoặc cơ sở chuyên khoa mắt. Nguyên nhân có thể do: nhiễm trùng, dị ứng, ống dẫn nước mắt bị tắc. Nó có thể gây ra nhiếu vấn đề về mắt hoặc dẫn tới nhiễm trùng các cơ quan khác.
Theo quy định của nhà nước, trẻ sơ sinh phải được nhỏ thuốc mắt hoặc bôi thuốc mỡ để ngăn ngừa bệnh đau mắt đỏ. Ngoài ra, bạn có thể dùng một số sản phẩm giúp bổ mắt, tăng cường thị lực,…có triết suất từ thiên nhiên để ngăn ngừa các biến chứng về mắt
Dược sĩ Hưng
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi