Theo các chuyên gia, 95% số ca viêm dạ dày mãn tính là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) gây nên. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày mãn tính chiếm tới 50% dân số, trong đó viêm dạ dày mãn dính do vi khuẩn Hp chiếm khoảng 95%. Đặc biệt, ở Việt Nam, tỷ lệ viêm dạ dày mãn tính do nhiễm vi khuẩn Hp chiếm đến 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, nhiều nhất là ở lứa tuổi 40 – 49 tuổi ( với tỷ lệ nhiễm Hp là 53,3%), tiếp theo là độ tuổi từ 30 – 39 tuổi, rồi đến nhóm 50 – 59 tuổi, tỷ lệ mắc thấp là trên 60 tuổi. Người bị bệnh viêm dạ dày mạn tính do vi khuẩn HP thường không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng mà thường chỉ thấy đau bụng vùng thượng vị (trên rốn và khi ăn no), ợ hơi, ợ chua hay nôn và buồn nôn.
Trong một số trường hợp, viêm dạ dày mãn tính có liên quan đến loét và có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, viêm dạ dày mãn tính đều có thể điều trị được.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày mãn tính
Viêm dạ dày mãn tính có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
- Sử dụng lâu dài các loại thuốc nhất định như aspirin và ibuprofen.
- Tiêu thụ rượu quá mức.
- Do vi khuẩn gây viêm loét dạ dày Hp.
- Một số loại bệnh như suy thận…
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
- Stress và căng thẳng kéo dài.
- Trào ngược mật.
Những ai có nguy cơ mắc viêm dạ dày mãn tính?
Viêm dạ dày mãn tính thường gặp ở những người có lối sống cũng như thói quen ăn uống làm tăng hàm lượng axit trong dạ dày. Đặc biệt, những người có thói quen ăn một lượng lớn chất béo, dầu, trái cây và uống nhiều cà phê có nguy cơ lớn hơn mắc viêm dạ dày mãn tính. Tương tự như vậy, việc lạm dụng quá mức rượu bia cũng có thể dẫn đến viêm dạ dày mãn tính.
Căng thẳng thường xuyên cũng có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày. Ngoài ra, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc mắc một số bệnh nhất định (như bệnh Crohn) cũng có nhiều nguy cơ bị viêm dạ dày mãn tính.
Các triệu chứng của viêm dạ dày mãn tính
Theo các chuyên gia, viêm dạ dày mãn tính thường có một số triệu chứng sau:
- Đau vùng thượng vị.
- Khó tiêu hoặc đầy hơi chướng bụng.
- Buồn nôn và nôn
- Ợ hơi
- Mất cảm giác ngon miệng và giảm cân
Trong trường hợp nặng hơn có thể gây chảy máu dạ dày hoặc đi ngoài phân đen. Lúc này cần điều trị ngay lập tức để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Điều trị viêm dạ dày mãn tính
Thuốc
Các bác sỹ sẽ kê toa thuốc để giảm lượng axit trong dạ dày của bạn. Các loại thuốc phổ biến nhất để giảm acid trong dạ dày là thuốc kháng acid (Alka-Seltzer và Tums), thuốc đối kháng H2 (Zantac), và các thuốc ức chế bơm proton (Prilosec). Hạn chế sử dụng các loại thuốc aspirin và những thuốc tương tự để giảm kích ứng dạ dày.
Chế độ ăn uống
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cần có một chế độ ăn uống phù hợp đối với bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính. Đặc biệt cần tránh những loại thực phẩm sau:
- Các loại thực phẩm chiên xào
- Khoai tây chiên hoặc các loại thực phẩm khác chiên dầu.
- Uống nước cam
- Cà phê
- Rượu
Những loại thực phẩm nên ăn:
- Tất cả các loại rau và trái cây, ngoại trừ các loại trái cây có múi.
- Các sản phẩm sữa ít chất béo.
- Thịt nạc
- Mì và gạo (không có chất béo).
Kết luận
Việc điều trị viêm dạ dày mãn tính còn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của tình trạng này. Nếu vấn đề là do chế độ ăn uống có tính axit, nên hạn chế các loại thực phẩm nhất định và dùng một số loại thuốc có thể kiếm soát các triệu chứng khó chịu của viêm dạ dày mãn tính. Thông thường, tình trạng này sẽ biến mất, nhưng sẽ trở lại nếu bạn tiếp tục có chế độ ăn nhiều acid.
Ngoài ra, bạn có thể giúp ngăn ngừa viêm dạ dày mãn tính bằng cách kiểm soát chế độ ăn uống của bạn và mức độ căng thẳng. Đồng thời, việc hạn chế uống rượu và hút thuốc aspirin cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.
Song song với đó cần sử dụng một loại sản phẩm có tác dụng điều trị dứt điểm tình trạng viêm dạ dày mãn tính và không để lại tác dụng phụ. Sản phẩm DALOVI bao gồm các thành phần thảo dược được sản xuất bằng công nghệ hiện đại (công nghệ HDC) giúp giải quyết đồng thời các nguyên nhân triệu chứng của viêm dạ dày mãn tính:
* Cao chè dây: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori, kháng viêm là nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày- tá tràng.
* Rotundin: Có tác dụng an thần, giảm stress là nguyên nhân làm tăng tiết axit của dạ dày.
* Curcumin: Chống oxi hoá, kích thích liền sẹo. Curcumin sử dụng trong DALOVI được chiết xuất từ nghệ vàng được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới SABINSA (USA), có chứng chỉ chống ung thư của Mỹ (Patent số 5,861,415).
* Bioperine: Được chiết xuất từ hạt tiêu đen được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ tập đoàn SABINSA (USA), Bioperine làm tăng khả năng hấp thu của Curcumin lên tới 2000%.
Dược sĩ Hưng
Dalovi – Sự hồi sinh của dạ dày
Xem chi tiết tại đây.
Quý khách có thể tìm mua sản phẩm DALOVI tại tất cả các hiệu thuốc trên cả nước hoặc liên hệ trực tiếp tới văn phòng đại diện theo số điện thoại : 0903 235 129 – 04 3577 2507 để được tư vấn.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi