Vàng da sinh lý
- Trẻ sau sinh từ 2 ngày đến 1 tuần da thường có màu vàng, đến ngày thứ 7 trở đi sẽ giảm dần, sau 10 – 20 ngày thì hết.
- Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của trẻ. Nếu kéo dài hơn thì đó là vàng da bệnh lý, cần phải được chữa trị.
Các vết đỏ ở trẻ
Da trẻ 3 ngày sau sinh có màu đỏ hồng, sau đó giảm dần, tiếp đến da cáy bị dóc, nơi bị dóc da có màu hồng tươi y như màu da của gót chân, hiện tượng này thấy rõ ở phần da ở gót chân.
Phù nước
Chân, tay, đầu, bụng và quanh mắt trẻ sau sinh từ 3 -5 ngày trông như phù nước, phải từ 2 – 3 ngày sau mới giảm dần và mất đi.
Các bớt
Trẻ sơ sinh thường có một bớt xanh ở mông hay ở lưng, xương cụt, đó là do các tế bào lắng đọng lại, sau lớn lên sẽ mất đi.
“Nanh” hoặc “răng ngựa”
Đây là do các tế bào thượng bì tích tụ lại, hoặc các dịch ngưng kết sưng lên hình thành, thường thấy ở trên tuyến lợi, chỗ tiếp giáp giữa phần lợi cứng và mềm hoặc ở phần chân răng, nhưng không ảnh hưởng đến cho bú hoặc mọc răng sau này.
Mồm bọ ngựa: Hai bên má trẻ sơ sinh dầy lên do có lớp mỡ, trẻ dễ bỏ bú mẹ.
Tuyến vú sưng to
Trẻ sơ sinh trai hay là gái đều xuất hiện núm vú to bằng hạt đậu răng ngựa hoặc trứng chim, thậm chí còn tiết ra một ít chất nhờn màu vàng nhạt. Hiện tượng này sẽ mất đi khi trẻ được 2 – 3 tuần tuổi và không gây hại gì đối với trẻ sơ sinh.
Kinh nguyệt giả (ra máu vùng âm đạo) hoặc khí hư (huyết trắng): Do ảnh hưởng của estrogen từ mẹ, các bé gái xuất hiện sự tiết dịch ở vùng kín, trong 3-10 ngày đầu tiên. Dịch tiết thường là chất nhờn màu trắng hoặc có lẫn máu.
Những vệt máu đỏ trong mắt
Không phải mắt bị chảy máu mà sau khi chào đời, bạn có thể nhận thấy những vệt máu đỏ nổi trên phần lòng trắng trong mắt bé. Đây là hiện tượng xuất huyết trong tạm thời và nó sẽ biến mất mà không cần điều trị sau vài tuần hoặc vài tháng.
Ngót nước và nóng
- Thời kỳ sơ sinh, đầu phát nóng thường xuyên xảy ra ở mùa hè, nhiệt độ cơ thể tăng tới 39 -40 độ C trong vòng vài giờ hoặc kéo dài 1- 2 ngày.
- Trẻ có thể quấy khóc, đái ít. Nếu trẻ uống nước sôi nguội sẽ giảm sốt nóng và thôi quấy khóc. Nên chú ý hiện tượng sốt do bệnh.
Trọng lượng giảm
Sau chào đời được 3 – 4 ngày, đôi khi đến ngày thứ 6 thì có thể trẻ giảm từ 6 – 10% so với lúc mới sinh, sau 2 tuần chăm sóc và bú đầy đủ trẻ sẽ lấy lại đựơc cân nặng như ban đầu và bắt đầu tăng lên theo thời gian.
Hắt hơi và ngạt mũi
Hắt hơi và ngạt mũi đều là dấu hiệu bình thường, có thể gây ra bởi sự kích ứng, như khi bé hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn (nên tránh quạt trần trong phòng của bé vì quạt trần dễ phán tán bụi từ chỗ này đến chỗ kia), không khí khô (đặc biệt trong mùa thu, đông).
Để tránh cho bé bị hắt hơi và ngạt mũi, nên tránh những yếu tố gây kích ứng (lông động vật, khói thuốc lá, bụi bẩn), sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, dùng thuốc nhỏ mũi hoặc hút mũi đúng cách.
Nước tiểu đỏ
Sau khi sinh 2-5 ngày, trước khi tiểu trẻ sơ sinh thường khóc, nước tiểu có màu đỏ thẫm ở tã lót, có thể do số lượng bạch cầu phân chia tăng làm cho axít muối trong nước tiểu tăng nên có hiện tượng nước tiểu có màu đỏ.
Vết mọng nước ở đầu
Những đứa trẻ đẻ thuận, tức đầu ra trước thì ở phần đầu như có mọng nước, vài ngày sau sẽ tiêu đi, nhưng phải phân biệt hiện tượng này với tụ máu ở đầu.
Xì hơi: Hầu hết các bé đều bị xì hơi, kể cả ban ngày hay ban đêm (lúc bé đang ngủ). Xì hơi ở bé có liên quan đến chế độ dinh dưỡng của mẹ (với bé bú mẹ hoàn toàn) hoặc phản ứng với sữa ngoài (nếu bé bú bình).
Nấc
Với các bé lớn và người lớn, có rất nhiều mẹo để chữa nấc. Tuy nhiên, cha mẹ không nên áp dụng các cách chữa nấc của người lớn đối với bé sơ sinh. Các cơn nấc ở bé sẽ tự nhiên biến mất mà cha mẹ không cần lo lắng quá nhiều.
Nếu bé bị nấc kéo dài, khoảng 5-10 phút, có thể vắt sữa mẹ ra thìa và cho bé mút vài thìa sữa mẹ (với bé ở tuổi ăn dặm, có thể thay thế bằng nước lọc). Để tránh nấc (nhất là nấc sau khi bú mẹ) bạn nên tránh để bé mút sữa quá nhanh hoặc nuốt phải nhiều không khí trong quá trình bú mẹ.
Vấn đề ở móng tay: Các bé có móng tay mềm, lớp da bao quanh đầu móng bị sưng lên, một số móng có xu hướng mọc ngược vào trong. Hiện tượng này là bình thường, không cần phải điều trị.
Mắt nhìn chéo
Khác với các bé lớn, bé sơ sinh không thể tập trung hai mắt, cùng nhìn một đồ vật, ở cùng một thời điểm. Hiện tượng này thường xảy ra trong ba tháng đầu. Nên đưa bé đi khám nếu bé còn tiếp tục nhìn chéo sau khoảng 3 tháng tiếp theo.
Những triệu chứng nên đi khám sớm
- Sốt: Với bé dưới 3 tháng tuổi, nên đưa trẻ đi khám ngay nếu có dấu hiệu của sốt.
- Kém ăn: Nên hỏi ý kiến bác sĩ, nếu trẻ bú không đủ no, nhất là khi trẻ không lên cân hoặc đi tiểu ít hơn bình thường.
- Nôn trớ hình vòi rồng: Đây là dấu hiệu của chứng hẹp môn vị, thường khởi phát khi bé được 3 tuần tuổi.
- Quấy khóc không ngừng: Khi bé quấy khóc không thể dỗ dành được, khóc không thôi trong một thời gian dài, bạn nên đưa bé đi khám.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh