HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Trẻ sơ sinh cần được vệ sinh đúng cách

    Cách giúp bé tránh bệnh ngoài da


    Tắm là một trong những chăm sóc đơn giản nhất ngay từ khi bé cất tiếng khóc chào đời. Bạn nên chuẩn bị cho bé một chậu tắm bằng nhựa, một ghế gập nhỏ bằng vải xốp để đặt bé khi tay mẹ mỏi. Nước cho bé tắm dù mùa hè hay đông nên duy trì ở nhiệt độ 37 độ C, nếu nước nóng quá sẽ gây ra các vết bỏng rát trên da bé. Thời gian tắm bé không quá 5 phút.



    Khi bôi sữa tắm lên da bé, mẹ dùng lòng bàn tay xoa nhẹ. Chú ý, các khăn tắm phải sạch sẽ, nếu không đó sẽ là nơi cung cấp mầm gây bệnh ký sinh. Đối với tóc, cần dùng dầu gội hàng ngày trong 4 tháng đầu tiên để nhằm loại bỏ lớp da cáy. Xoa nhẹ nhàng đầu bằng dầu gội thích hợp rồi dùng vòi nước hoa sen có nước ấm hay dùng cốc nhựa nhỏ dội thật nhẹ, từ từ lên đầu bé.



    Khi mọi thủ tục đã hoàn tất, quấn bé vào trong khăn tắm mềm, lau sạch mọi kẽ da để sự ẩm ướt không lưu lại, tấn công làn da nhạy cảm của bé.

    vệ sinh cho bé

    Chăm sóc những thiên thần bé nhỏ thực sự là một “nghi lễ” đối với những ông bố bà mẹ trẻ

    Vệ sinh ‘vùng kín’


    Vệ sinh mông luôn đi kèm với việc thay đồ cho bé. Việc vệ sinh vùng này thường xuyên là rất tốt, giúp bảo vệ da của bé, bởi trong phân và nước tiểu có chứa axít và các vi khuẩn gây hại.



    Cần chú ý làm khô da bé với khăn tắm thấm nước bằng những cái vỗ vỗ nhẹ liên tiếp, đặc biệt chú ý đến những nếp gấp ở bẹn. Cơ quan sinh dục của bé cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng.



    Đối với một bé gái, sử dụng miếng gạc hay vải cotton ướt không có xà phòng vệ sinh trong mọi nếp gấp (kể cả những mép âm đạo) và theo hướng từ âm hộ xuống hậu môn.



    Đối với bé trai, rửa sạch với một miếng gạc hay vải cotton ướt không xà phòng là sạch dương vật cũng như phần đầu của quy đầu. Làm thật nhẹ nhàng, không quá mạnh, tránh vén bao quy đầu khi bé chưa được 4 tháng tuổi.



    Trong trường hợp có những nốt đỏ và tấy rát, hãy dùng thuốc mỡ hay nước rửa vệ sinh để bảo vệ và làm dịu các biểu bì ở mông. Nên dùng cho bé tã giấy chất lượng cao để có thể yên tâm hoàn toàn về làn da bé ở những vùng nhạy cảm nhất của cơ thể.



    Thay quần áo



    Công việc này phải thực hiện 6-10 lần/ngày trong những tháng đầu tiên với các thao tác thuần thục.



    Quần áo, bao tay, bao chân, tã giấy… cần thiết phải được chuẩn bị đầy đủ và ngay cạnh nơi mẹ thay đồ cho bé. Đặt nhẹ nhàng bé nằm duỗi thẳng trên giường hay bàn quấn tã, ở dưới lót một chiếc khăn vệ sinh sạch. Mở từng lớp tã, đầu tiên là vệ sinh phần mông rồi gấp tã lại đặt dưới mông. Sau đó lấy tã bẩn đi, thay bằng tã sạch.



    Chú ý khi buộc tã, nút buộc phải cao hơn rốn, với bé trai, cần để "trái ớt" của bé phía dưới nút buộc để không bị dịch chuyển lên phần trên khiến bé đau. Trong khi thay tã, không được rời bé một giây và 1 tay luôn giữ bé để phòng những tình huống rủi ro như bé ngọ nguậy rồi ngã….



    Vệ sinh cuống rốn


    Cuống rốn sẽ tự rụng trong khoảng từ 5-15 ngày. Rất nhiều bác sĩ khuyên các bà mẹ cần chú ý vệ sinh đến vùng nhạy cảm, luôn để thoáng khí để cuống rụng nhanh. Chú ý khi quấn tã, không động đến vùng này và khi cuống rốn rụng, vết sẹo nhỏ sẽ nhanh chóng liền lại. Nhưng khi thấy có các biểu hiện bất thường như cuống rốn tấy đỏ thì cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.



    Vệ sinh mắt



    Khi mới sinh, đôi mắt của bé rất yếu ớt, lông mi thường bị dính vào buổi sáng. Dùng một miếng gạc (bông) tiệt trùng tẩm huyết thanh sinh học (nước muối sinh lý) để lau sạch mắt cho bé, mỗi bên một miếng riêng biệt. Bắt đầu từ vùng sạch nhất để tránh giây ghèn mắt ra các khu vực khác.



    Bạn đừng quá lo lắng khi thấy ghèn mắt màu trắng, đôi khi có kèm với ít máu, đó không phải là triệu chứng của nhiễm trùng. Nguyên nhân là do việc giảm progesteron lấy từ cơ thể mẹ khi còn trong bụng mẹ nên hiện tượng này sẽ tự biến mất. Để yên tâm hơn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.



    Vệ sinh mũi



    Thường xuyên lau mũi cho bé bằng những miếng bông nhỏ khử trùng, tẩm huyết thanh sinh học (nước muối sinh lý) mỗi bên lỗ mũi dùng một miếng bông vệ sinh riêng. Hết sức cẩn thận khi đưa miếng bông vào sâu trong cánh mũi, ngoáy thật nhẹ để lấy đi hết các chất nhớt. Các bé không hề thích thú với hành động này đâu.



    Vệ sinh tai



    Đối với tai, không được sử dụng các dụng cụ có đầu nhọn để làm sạch vành và tai giữa. Chọn một miếng bấc bằng cô-tông khô, làm thật khéo, nhẹ nhàng để không làm thủng màng nhĩ của bé. Khi thao tác, bạn cần giữ đầu của bé thật chắc để tránh bé ngọ nguậy, khiến việc vệ sinh không an toàn.



    Vệ sinh móng tay



    Kiểm tra tình trạng móng tay của bé nhiều lần trong tuần và chỉ khi bé tròn 1tháng tuổi thì mới được cắt móng tay. Nếu chúng quá dài hay bị gãy thì cần sửa móng tay của bé ngay. Sử dụng những chiếc bấm móng tay thật sắc, đầu tròn phù hợp, tránh để lại những miếng mẩu móng tay thừa ở hai bên móng, đó có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm và đặc biệt không nên cắt móng tay quá ngắn.

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội