Cấu tạo của tóc
Tóc, theo một khía cạnh nào đó, chính là protein. Nó mọc khoảng 1cm mỗi tháng, so với các mô khác trong cơ thể thì thế là rất nhanh. Tuy nhiên, nó sẽ rất chậm khi bạn chờ cho tóc mọc trở lại! Tóc có tuổi thọ là 4 năm và mọc từ trong các nang tóc ở dưới da.
Có khoảng 120.000 nang tóc trên da đầu. Trung tâm sản xuất tóc là cuống tóc, tại đó tế bào thường xuyên phân tích và đẩy tế bào về phía trên theo chiều thẳng đứng. Từ đó tóc mọc lên.
Ở phía dưới cuống tóc là papilla hoạt động như một kênh giao tiếp phần còn lại của cơ thể. Lượng máu cung cấp của cơ thể sẽ chảy qua papilla và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho tóc mọc lên.
Tình trạng rụng tóc cũng cung cấp đầu mối quan trọng cho nguyên nhân rụng tóc: rụng tóc khắp nang đầu hay chỉ một số vùng nhất định? Từ một điểm hay nhiều điểm? Có để lại đường viền rõ rệt? Nang tóc có bị tổn thương? Nhanh hay chậm?
Tất cả những yếu tố này sẽ cung cấp thông tin quan trọng để biết vì sao tóc rụng, kéo dài bao lâu và có thể làm gì để ngăn chặn.
Chu kỳ tuần hoàn của tóc
Khi bạn có đầy đủ tóc trên đầu, mỗi sợi tóc mọc trong 4 năm. Giai đoạn mọc tóc sẽ kéo theo sự chuyển tiếp ngắn và cuối cùng là giai đoạn nghỉ ngơi trong 2 – 3 tháng, sau đó tóc bị rụng khỏi da đầu và một sợi tóc khác mọc lên thế chỗ
Rụng tóc quá nhiều
Với một số người, tóc rụng hằng ngày là 50 sợi, trong khi với người khác có thể lên tới 100. Thông thường, bạn rụng tóc nhiều hơn khi dùng dầu gội đầu, do sự tác động của ngón tay lên tóc.
Số tóc rụng khi gội đầu hoặc chải tóc là ở trong giai đoạn nghỉ ngơi. Tức là chúng đã sẵn sàng để rụng xuống. Vì thế, cho dù bạn gội đầu hằng ngày hay chỉ 1 lần/tuần, thì tổng số tóc mất đi vẫn như nhau. Những người bị rụng tóc nhiều không nên vì thế mà giảm gội đầu.
Số tóc ở giai đoạn nghỉ ngơi thường chiếm 15% tổng số tóc trên đầu. Vì vậy, nếu nhiều hơn 20% tổng số tóc bị mất thì tức là bạn bị rụng tóc quá nhiều.
Những ai bị rụng tóc bất thường như vây thì cần tìm nguyên nhân để điều trị.
Nguyên nhân rụng tóc
Bạn đang uống thuốc, bị xấu răng tóc quá chặt. Cũng có thể bạn vừa bị sốt, ăn quá nhiều lạc hay vừa dừng thuốc hoặc amidan bị nhiễm trùng, bị bệnh giang mai.
Bạn hay giựt tóc hoặc vừa có cuộc phẫu thuật, thiếu sắt, người thân vừa mất, hay bạn vừa sinh em bé, bạn bị đái tháo đường hoặc bạn đang mang thai.
Nếu không, bạn bị ung thư rối loạn nội tiết, bạn vừa chụp X-quang hay bị mất cân bằng tuyến giáp, bạn không đủ kẽm hoặc bạn đang thời kỳ mãn kinh.
Làm thế nào để hạn chế rụng tóc
– Gội đầu và dưỡng tóc một cách khoa học cho dù loại dầu gội đầu nào cũng nên tránh để tiếp xúc với da đầu, do vậy, phải rửa sạch sau khi gội đầu bởi vì bụi bẩn hoăc dầu gội còn sót lại sẽ làm tắc lỗ chân lông, ảnh hưởng tới sự tuần hoàn nuôi dưỡng tóc.
– Chải đầu thường xuyên và đúng cách vừa làm sạch tóc lại kích thích da đầu, thúc đẩy tuần hoàn, tăng nuôi dưỡng cho tóc làm tóc mọc nhanh hơn.
Cần lưu ý hướng chải đầu phải chải ngược với hướng tóc chứ không phải xuôi theo theo chiều rủ xuống của tóc. Tóc đỉnh đầu và tóc phía sau nên cúi đầu thấp chải từ chân tóc, như thế không làm hư tóc, lại kích thích da đầu làm tóc mọc nhanh và mịn. Trong khi gội đầu nên massage tóc để kích thích mao mạch và mao nang thúc đẩy tóc nhanh mọc.
– Không nên nhuộm tóc, uốn tóc, duỗi tóc quá nhiều lần vì dễ làm cho tóc dòn, dễ gãy và làm tăng gánh nặng cho tóc. Thuốc uốn tóc có tính kiềm rất mạnh do đó dễ làm đóng vón chất protein, làm tóc mất đi sự óng mượt, hơn nữa trong khi uốn tóc ở nhiệt độ cao quá làm tế bào tầng dễ bị phá hủy khiến tóc dễ rụng và bị cháy, chuyển từ đen thành vàng, từ dày sang thưa, dòn, dễ gãy.
– Trong chế độ ăn uống, cần uống đủ nước, đảm bảo đủ dinh dưỡng các loại vitamin và nguyên tố vi lượng do nước chiếm 15 – 20% trọng lượng của tóc, làm cho tóc mềm, mịn, đồng thời phải bổ sung canxi, vitamin, đặc biệt là sinh tố nhóm B, B5, H, lipid rất cần cho da và tóc.
– Tránh stress, loại bỏ phiền muộn, có tâm lý thoải mái, dinh dưỡng cân bằng, ngủ đủ giấc, tạo thói quen và tinh thần tốt cũng góp phần làm cho mái tóc khỏe, đẹp hơn.
(Theo Suckhoedoisong.vn)
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi