Sâu đá
Còn gọi là cổn sơn trùng, tên khoa học là Glomeis nipponica, vị cay mặn, tính hơi ấm, có công dụng thư cân hoạt huyết, tiếp cốt chỉ thống, tiêu thũng tán ứ, được dùng để chữa sang thũng, phong thấp, tổn thương do trật đả, gãy xương, sa tử cung, sa đì… Một số đồng bào dân tộc còn dùng sâu đá để làm giảm những cơn bốc dục.
– Gãy xương: Sau khi nắn chỉnh và cố định, dùng sâu đá 5 con và bột gạo nếp trộn đều, rán chín với dầu vừng mà ăn.
– Sa tử cung, sa đì, thoát giang : Sâu đá lượng vừa đủ sấy khô tán bột, trộn với dầu vừng đắp vào tổn thương.
– Vết thương xuất huyết : Sâu đá đốt cháy thành than, tán bột rắc vào vết thương.
Sâu ngô
Còn gọi là ngọc mễ minh, sâu keo…, có công dụng lương huyết chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, được dùng để chữa chứng đại tiện ra máu, hầu họng sưng đau…
– Tiện huyết : Sâu ngô 13 con, hoa hoè 30g, chỉ xác 10g, trắc bá diệp 10g, kinh giới tuệ 10g, ngẫu tiết thán 30g, sắc uống.
– Hầu họng sưng đau : Sâu ngô 10 con, bồ công anh 30g, phù dung diệp 15g, sắc uống.
Sâu chít
Là ấu trùng của loài bướm Brihaspa astrosligmella, kinh nghiệm dân gian vẫn dùng thay cho Đông trùng hạ thảo để làm thuốc bổ chữa các chứng suy nhược, chữa ho, đau lưng do thận hư, suy giảm khả năng tình dục. Dùng dưới dạng ngâm rượu hoặc xào với trứng ăn.
Sâu chít góp phần chữa suy giảm tình dục
Sâu muối
Còn gọi là sâu ngũ bội tử, tên khoa học là Melaphis chinensis (Bell). Vào mùa hè, các dạng sâu muối trưởng thành báy đến cây muối, châm vào các cuống lá hay các cành non rồi để trứng vào đó, cây bị kích thích sẽ tạo nên những bướu sần sùi hình củ ấu phân nhánh, mầu nâu sẫm gọi là ngũ bội tử hay tổ sâu cây muối.
Ngũ vị tử vị chua, tính bình, có công dụng thu liễm chỉ huyết, liễm phế chỉ khái, sáp trường chỉ tả, liễm hãn giải độc, được dùng để chữa phế hư sinh ho, lỵ lâu ngày lòi dom, nhiều mồ hôi, mụn nhọt, ỉa chảy, lỵ, xuất huyết, hoàng đản, đái dầm, viêm loét miệng, di tinh, di niệu, viêm loét cổ tử cung, viêm chân răng…
– Thoát giang : Bột ngũ bội tử 9g, minh phàn 1 miếng nhỏ, sắc lấy nước ngâm rửa hậu môn.
– Trĩ xuất huyết : Bột ngũ bội tử 5g uống với nước sắc lá ngải cứu 3g.
– Đạo hãn, tự hãn : Bột ngũ bội tử hoà với nước lạnh thành dạng hồ đắp vào rốn rồi dùng băng cố định, để qua một đêm rồi thay.
– Đau bụng đi lỏng : Bột ngũ bội tử trộn với hồ làm viên bằng hạt đậu xanh, mỗi ngày uống 15 – 20 viên với nước pha bạc hà.
– Đái dầm : Bột ngũ bội tử hoà với nước đắp vào rốn.
– Trẻ em bị trớ : Ngũ bội tử 3g, một nửa để sống, một nửa nướng chín, chích cam thảo 20g, tất cả tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g cho uống bằng nước cơm hoặc nước cháo.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh