Phân biệt 3 mức độ táo bón:
- Táo bón tạm thời
- Táo bón mới xuất hiện
- Táo bón đã có từ lâu (táo bón mạn tính).
1. Táo bón tạm thời
– Biểu hiện: thường khỏi mà không để lại di chứng.
– Nguyên nhân: thường rõ và dễ xác định như thay đổi lối sinh hoạt (giờ giấc, chế độ ăn uống, trạng thái tâm lý), có thai, có bệnh đang tiến triển (sốt, nhịn đói…) bị cơn đau quoặn: gan, mật, nhất là thận, đang dùng thuốc có thể làm thay đổi sự vận chuyển của ruột (thuốc an thần, dẫn chất thuốc phiện…).
– Điều trị giúp bệnh nhân tránh được u phân. Dùng các thuốc nhuận tràng có tác dụng nhanh. Thường bắt đầu bằng thuốc dầu phối hợp với các thuốc có tác dụng tại chỗ.
2. Táo bón mới xuất hiện
– Biểu hiện:có hai hình thái.
- Trước đây đã bị táo bón nay tăng nặng thêm;
- Trước đây bình thường, nay đi đại tiện ngày càng thưa đần và khó khăn. Cần phải tìm nguyên nhân dể điều trị.
– Nguyên nhân: Có tổn thương thực thể ở ống tiêu hóa:
- Ung thư (đại tràng, trực tràng, hậu môn),
- Bệnh túi thừa,
- Bệnh túi thừa sigma tràng.
Ngoài ra, Có những nguyên nhân khác như:
- Tắc không phải u (viêm đại tràng thiếu máu hoặc tắc do viêm),
- Chèn ép ở phía ngoài bởi thương tổn của bộ phận sinh dục nữ, viêm trực tràng do nhiễm khuẩn, chảy máu, hoặc điều trị tia xạ,
- Bệnh ở hậu môn: co thắt, nứt. Một số nguyên nhân như ung thư dạ dày, sỏi đường mật có thể gây nên táo bón.
- Do dùng thuốc: thuốc phiện và các dẫn chất, thuốc anticholinergic: các thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống tâm thần (loại phenothiazid); muối sắt, muối bismuth; thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế canxi; thuốc chẹn beta, thuốc giảm huyết áp, thuốc chống acid (cacbonat vôi, muối nhôm) có thể làm nặng them chứng táo bón. Các thuốc nhuận tràng kích thích, thụt tháo thường xuyên có thể làm tăng chứng táo bón.
Rối loạn chuyển hóa:
- Suy giáp trạng;
- Rối loạn điện giải,
- Mất nước
- Giảm kali máu; ure máu cao;
- Cường phó giáp trạng,
- Tăng canxi máu.
Bệnh lý thần kinh tâm thần:
- Bại liệt
- Xơ cứng tủy sống rải rác
- Đôi khi có u não thất nhất là thiếu máu não
- Rối loạn tâm thần.
Trong những trường hợp trên điều trị nguyên nhân là chính. Nhưng cũng có trường hợp táo bón cô căn xuất hiện muộn và đột ngột phải dùng phương pháp chẩn đoán loại trừ.
3.Táo bón đã có từ lâu (táo bọn mạn tính)
Thường không tìm được nguyên nhân, hay gặp ở phụ nữ. Bắt đầu từ lúc còn bé hoặc ở tuổi thiếu niên. Tùy theo tuổi tác mà đặt ra những vấn đề khác nhau:
Ở tuổi thiếu niên hoặc thanh niên ít tuổi:
– Khi có táo bón từ khi bé, nên nghĩ đến chứng đại tràng to bẩn sinh (bệnh Hirschprung).
– Bệnh có thể bộc lộ vào tuổi thanh niên nhân lúc u phân trong chứng đại tràng sigma to, nhưng đôi khi chỉ biểu hiện táo bón đơn thuần mà rất nặng (8-15 ngày một lần đại tiện) – bệnh rất hiểm.-
– Điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ phần sigma to, nối đại tràng vào sau trực tràng có thể khỏi vĩnh viễn.
Ở phụ nữ sau khi sinh đẻ nhiều lần, tử cung sa và đổ ra sau ép vào trực tràng gây nên chứng khó đại tiện càng ngày càng nặng thêm.
Dược sĩ Hưng
SANTAFE – XUA TAN NỖI LO TÁO BÓN
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi