1. Các triệu chứng của bệnh ban đỏ
Nổi ban chính là dấu hiệu rõ nhất của bệnh ban đỏ. Nó thường bắt đầu bằng những đốm nhỏ như vết cháy nắng, sưng và có thể ngứa.
Ban thường xuất hiện đầu tiên ở cổ và lưng và thường không ảnh hưởng đến các vùng quanh miệng. Nó lây lan từ ngực và lưng, sau đó lây ra các phần còn lại của cơ thể. Ở các chỗ gập lại của cơ thể, đặc biệt ở nách, khuỷu tay, ban tạo thành các vết đỏ cố định. Ở các phần khác, ban thường đổi thành màu trắng khi bạn ấn vào chúng. Ban sẽ nhạt đi vào ngày thứ sáu sau khi nhiễm bệnh.
Triệu chứng của bệnh ban đỏ
Ngoài nổi ban, các triệu chứng khác thường gặp cũng giúp nhận ra bệnh ban đỏ, bao gồm họng đau và đỏ, sốt trên 101 độ Fahrenheit (38,30C), sưng các tuyến ở cổ. Amiđan và phía sau họng có thể bị phủ một lớp trắng, hoặc đỏ, sưng và có nhiều chấm hơi trắng hoặc có mủ hơi vàng. Trẻ bị ban đỏ cũng có thể bị ớn lạnh, đau nhức toàn thân, nôn mửa và kén ăn.
Khi bệnh ban đỏ xuất hiện do viêm họng, triệu chứng sốt ngưng trong 3-5 ngày, và đau họng cũng sớm hết sau đó. Ban đỏ thường giảm đi sau 6 ngày bắt đầu các triệu chứng, nhưng da bị phủ ban có thể bong ra. Quá trình bong da này có thể kéo dài 10 ngày. Nếu điều trị bằng kháng sinh, bệnh này thường khỏi trong vòng 1 tuần, nhưng có thể phải mất vài tuần sau amiđan và các tuyến bị sưng mới trở lại bình thường.
Ở một số trường hợp (ít gặp), ban đỏ có thể phát triển thành bệnh chốc lở gây nhiễm trùng da, cũng do khuẩn cầu chuỗi gây ra. Ở những trường hợp này, trẻ có thể không bị đau họng
2. Các thời kỳ của bệnh ban đỏ
Bệnh ban đỏ xảy ra theo bốn thời kỳ:
– Thời kỳ bị lây bệnh: (10 ngày) từ khi bị nhiễm siêu vi ban đỏ thì từ 10 đến 12 ngày sau trẻ mới có triệu chứng đầu tiên. Có khi lâu đến 3 tuần lễ.
– Thời kỳ phát bệnh: (kéo dài 3-4 tuần)
+ Sốt cao, đau đầu, mệt đừ, ngày càng biếng và bỏ ăn vì đau miệng.
+ Chảy nước mắt, hay nheo mắt vì chói sáng, phù mi mắt, tròng trắng mắt đỏ hồng, có nhiều đường tia máu, mắt kèm nhèm.
+ Ho, sổ mũi. Ho nặng tiếng, càng ngày càng ho nhiều hơn. Tiếng ho nghe như chó sủa. Ðôi khi co rút cả lồng ngực.
+ Trong miệng đỏ, khô, giộp môi. Nếu để ý phía trong má có một vài vết loét đỏ hồng xung huyết có đốm trắng (dấu Koplik). Ðó là dấu hiệu đặc biệt của bệnh ban đỏ. Dấu hiệu này xảy ra trước khi phát ban khoảng nửa ngày.
– Thời kỳ phát ban: (kéo dài 4-5 ngày)
Ban đỏ mọc đầu tiên ở sau tai, lên trán, mặt, đồng thời lan xuống cổ, ngực, bụng và chạy dần xuống hai chân. Khi ban bắt đầu mọc thì sốt cao, có khi trẻ bị làm kinh, co giật; khi ban mọc đến hai chân và bàn tay thì bớt và hết sốt.
Trong thời gian đầu, khi ban mọc thì ho dữ dội hơn, mắt lèm nhèm nhiều hơn, trẻ bỏ ăn, đừ, mệt và đuối sức, nhưng khi mọc đến chân, hết sốt thì bé đòi uống nước nhiều hơn và đòi ăn nhiều hơn.
– Thời kỳ sởi bay
Khi ban mọc đến chân thì các dấu ban ở sau tai, trán, mặt bắt đầu bay dần.. Trường hợp lên ban dày đặc như cơm cháy thì các vết ban sẽ để lại một lớp vảy mịn, sau chuyển sang màu thâm đen như các vết vằn da hổ và sẽ biến mất sau một tuần đến 10 ngày. Ðây là lúc mà sức đề kháng của trẻ kém nhất, trẻ rất dễ bị bội nhiễm.
3. Biến chứng của bệnh
Dân gian thường gọi là ban "lậm" vào nội tạng. Thông thường đây là những trường hợp trẻ bị bệnh không được chăm sóc chu đáo, hoặc chữa trị không đúng cách làm cho thể trạng của trẻ ngày càng suy sụp.
Biến chứng có thể là viêm phổi (sưng phổi), nếu không khéo điều trị, sẽ ảnh hưởng đến sinh mạng. Trẻ có thể chảy mủ tai do viêm tai giữa, viêm thanh quản, tiêu đàm máu hoặc tiêu chảy kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng, còi cọp. Nếu ban đỏ xảy ra trên một bệnh nhi suy dinh dưỡng sẽ có thể dẫn đến khô mắt, mù lòa hoặc cam tẩu mã rất nguy kịch.
Biến chứng nặng dễ gây tử vong là viêm não tủy, thường xuất hiện vào ngày thứ 4-7 sau khi mọc ban, có khi lâu hơn. Lúc đó, bệnh nhi sẽ sốt cao trở lại, nhức đầu, ói, co giật. Tử vong trong khoảng 10%, các trường hợp sống sót thường có di chứng thần kinh.
4. Điều trị và phòng ngừa bệnh ban đỏ
Điều trị
Nếu trẻ được xác định mắc bệnh ban đỏ, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng kháng sinh trong khoảng 10 ngày. Họ cũng có thể kê toa cho trẻ các loại thuốc để điều trị ban ở da…
Phòng bệnh
Mắt, miệng và mũi là những nơi cần phải luôn luôn theo dõi va làm vệ sinh thường xuyên bằng nước sạch vô trùng, theo dõi xem trẻ có than đau tai không ?
Nếu cần thiết lắm thì mới tắm trong thời kỳ phát bệnh và phát ban. Khi sởi bay thì nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, trong một phòng kín gió để khỏi nhiễm lạnh đột ngột. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Nếu trẻ không ăn thì cố gắng cho uống nhiều nước cam, chanh. Tránh tối đa việc ăn kiêng. Trẻ sẽ phục hồi nhanh, thậm chí lên cân nếu ăn uống đầy đủ sau khi trẻ thèm ăn trở lại.
Bệnh lây từ giai đoạn đầu, lúc trẻ mới sốt mà ban chưa mọc, nên việc cách ly để tránh lây lan cho trẻ khác ít hiệu quả.
Cách đề phòng ban đỏ tốt nhất là chủng ngừa bằng vắc-xin sởi cho trẻ khi được 9-11 tháng tuổi (trong Chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc Những ngày tiêm chủng toàn quôc vào tháng 11 và 12 hàng năm) tại các trạm y tế phường, xã.
Nếu chẳng may trẻ bị lên ban đỏ, nên đưa cháu đi khám bệnh để được hướng dẫn cách chăm sóc, tránh biến chứng. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều thành kiến sai lầm về bệnh ban đỏ, nhất là ở nông thôn, cho rằng khi đã lên ban thì phải kiêng ăn, kiêng gió, kiêng nước và phải đi kiếm thầy ban chữa mới khỏi, đi bác sĩ tiêm chích thì chết (?!). Chính những thành kiến mù quáng đó của người lớn làm cho trẻ bị èo uột, dễ bội nhiễm dẫn đến suy dinh dưỡng viêm phổi, mù lòa…
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh