1. Các loại ung thư hậu môn
Căn cứ vào vị trí phát bệnh khác nhau để phân chia các loại ung thư hậu môn, bao gồm: ung thư biểu mô tại chỗ, ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư tuyến, ung thư biểu mô tế bào đáy, các khối u hắc tố ác tính, u mô đệm đường tiêu hóa.
– Ung thư biểu mô tại chỗ: các tế bào hậu môn bề ngoài trông rất bất thường, giống như tế bào ung thư.
– Ung thư biểu mô tế bào vảy: khối u từ tế bào biểu mô hình vảy ở lề hậu môn và ống hậu môn.
– Ung thư tuyến: Có nguồn gốc từ niêm mạc hậu môn tiết ra các tuyến của ống hậu môn, còn có thể có nguồn gốc trong tuyến apocrine ( tuyến tiết mồ hôi của da quanh hậu môn)
– Ung thư biểu mô tế bào đáy: phát bệnh ở da quanh hậu môn hoặc do tiếp xúc thường xuyên với ánh mặt trời, chẳng hạn như khuôn mặt và bàn tay, ít trường hợp xảy ra ở hậu môn.
– U hắc tố ác tính: tế bào khối u phát triển đến từ da hậu môn có chứa melanin, chỉ có khoảng 1-2% ung thư hậu môn là khối u hắc tố ác tính.
2. Nguyên nhân
Những nguyên nhân gây bệnh ung thư hậu môn cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ, nhưng các nghiên cứu cho thấy một số nhân tố có liên quan đến ung thư hậu môn, trong đó bao gồm: nhiễm virus HPV, quan hệ tình dục, hút thuốc, nhiễm HIV, các bệnh lành tính khác ở hậu môn
3. Triệu chứng bệnh
– Chảy máu trực tràng hoặc hậu môn.
– Khó chịu vùng hậu môn và ngứa bất thường
– Lề hậu môn có khối u nhỏ, và tăng trưởng chậm
– Thay đổi thói quen đại tiện, hình dạng của phân mỏng hơn
– Xung quanh hậu môn hoặc các tuyến bạch huyết vùng bẹn xuất hiện vết sưng
– Hậu môn bị đau nhẹ, cơn đau mạnh hơn khi khối u xâm lấn vào ống hậu môn hoặc cơ vòng
Nếu phát hiện thấy có những triệu chứng nghi ngờ ung thư hậu môn, cần phải kịp thời đến các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra và điều trị.
4. Chẩn đoán và điều trị
Cách chẩn đoán bệnh
– Nội soi: là một ống kính hoặc ống máy quay dùng để kiểm tra các bộ phận bên trong cơ thể. Một số nội soi có thể được sử dụng để tìm ra các tổn thương của hậu môn. Để thực hiện những kiểm tra này, bạn có thể nằm xuống và đầu gối của bạn cong lên phía trên ngực của bạn, hoặc uốn cong cơ thể của bạn về phía trước nằm trên bàn. Các loại nội soi bao gồm: nội soi hậu môn và soi đại tràng sigma
– Sinh thiết: sinh thiết thông thường được dùng khi kiểm tra nội soi, trước hết phải gây tê tại chỗ để đảm bảo không đau. Sau đó, mẫu được gửi đến phòng thí nghiệm, các bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ quan sát các mẫu dưới kính hiển vi. Nếu ung thư, bác sĩ sẽ gửi lại một báo cáo, mô tả phạm vi các loại tế bào và sự xâm lấn ung thư. Nếu khối u là rất nhỏ, và tăng trưởng bề mặt ở hậu môn, bác sĩ có thể cố gắng làm sinh thiết để loại bỏ toàn bộ khối u.
– Chụp Xquang ngực: đây là bước đầu tiên trong kiểm tra ung thư hậu môn di căn. Nếu ngực bình thường thì khả năng di căn của ung thư hậu môn là rất thấp.Không cần thiết phải tiến hành các bước kiểm tra hình ảnh tiếp theo, nếu ngực bất thường thì sẽ phải tiến hành kiểm tra chi tiết hơn
– Chụp CT: Trước khi kiểm tra CT bạn cần phải uống hoặc tiêm vào động mạch chất “hình ảnh huyết quản” để giúp hiển thị kết cấu cơ thể. Thông qu kết quả CT có thể phát hiện kích thước, vị trí và hình dạng của khối u, và có thể phát hiện các khối hạch bạch huyết, và có thể tìm thấy ung thư đã di căn.
Điều trị
Các phương pháp điều trị ung thư rất đa dạng, hơn nữa bệnh tình và triệu chứng của mỗi bệnh nhân ung thư hậu môn lại không giống nhau, dẫn đến phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Như vậy bệnh nhân ung thư hậu môn cần phải lựa chọn phương pháp nào phù hợp với bản thân
– Phẫu thuật: điều trị phẫu thuật ung thư hậu môn cần phải dựa trên mức độ lan rộng của các tế bào vảy xung quanh hoặc có di căn hạch bạch huyết hay không để xác định phần phẫu thuật cắt bỏ.Về nguyên tắc, nếu có hạch bạch huyết di căn thì khi phẫu thuật hậu môn cần phải cắt bỏ cả những phần hạch di căn ấy. Phương pháp phẫu thuật bao gồm: cắt bỏ cục bộ và cắt bỏ tầng sinh môn bụng.
– Xạ trị: phương pháp xạ trị là sử dụng các tia năng lượng cao ( như tia Xquang) để tiêu diệt tế bào ung thư, thu nhỏ khối u. Ung thư hậu môn thường sử dụng phương pháp xạ trị bên ngoài cơ thể, khi điều trị thường kết hợp sử dụng với hóa trị. Xạ trị cũng có thể kết hợp với phương pháp phẫu thuật, xạ trị trước khi phẫu thuật có thể nâng cao hiệu suất cắt bỏ, sử dụng xạ trị sau khi sau khi phẫu thuật có thể giảm bớt sự tái phát bệnh ung thư hậu môn. Nhưng xạ trị sẽ rất dễ phát sinh một số tác dụng phụ.
– Hóa trị: phương pháp hóa trị là uống thuốc hoặc truyền hóa chất, thông qua đường máu gây ức chế khối u, tiêu diệt tế bào ung thư. Kết hợp sử dụng phương pháp xạ trị và hóa trị trong điều trị ung thư hậu môn đã được chứng minh đạt hiệu quả cao hơn việc sử dụng riêng lẻ xạ trị hoặc hóa trị, vì thế tiến hành đồng thời cả hóa trị và xạ trị.Tuy nhiên trong quá trình điều trị hóa trị cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ nhất định.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh