1. Triệu chứng
Khoảng 1% bà bầu có khả năng đối mặt với tình trạng thừa nước ối. Khi ấy, thai phụ xuất hiện những dấu hiệu khó chịu như: gia tăng những cơn đau lưng, thở dốc, phù chân (nhất là ngón chân cái), nhịp tim tăng nhanh, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, táo bón, bí tiểu…
Đa ối là lượng ối vượt quá mức 2 lít
Đa ối cũng sẽ được phát hiện khi thai phụ đi siêu âm. Siêu âm có thể khẳng định chính xác trạng thái đa ối qua việc đo ối ở 4 điểm quanh thai nhi để tính chỉ số ối (AFI). Chỉ số thường khi nằm ở khoảng 10 – 25cm trong giai đoạn thứ 3 của thai kỳ. Vì thế nếu AFI vượt ngưỡng 25cm nghĩa là đã mắc chứng đa ối. Chỉ số AFI càng cao, tình trạng đa ối càng nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân
Trong khoảng 2/3 trường hợp đa ối không tìm ra nguyên nhân. Các nguyên nhân ở mẹ có thể do:
– Người mẹ mắc bệnh đái tháo đường: Tình trạng đa ối được phát hiện trong 10% thai phụ mắc chứng đái tháo đường, nhất là trong quý 3 của thai kỳ.
– Người mẹ mang song thai hoặc đa thai: Tình trạng đa ối có thể xảy ra do sự trao đổi chất giữa hai bào thai không được cân bằng (một bào thai có ít nước ối trong khi bào thai kia có nhiều nước ối hơn).
– Khác thường ở bào thai: Bé sẽ ngừng quá trình uống nước ối – đi tiểu, dẫn tới hiện tượng thừa nước ối. Tình trạng này bao gồm những dị tật ở bào thai như hở hàm ếch, hẹp môn vị…
Các yếu tố khác làm gia tăng tình trạng đa ối là: Thiếu máu ở bào thai; Nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé…
Có thể gây biến chứng
Đối với thai nhi: Khi thai phụ bị đa ối, có thể dẫn đến những nguy cơ cho thai nhi như: thai bất thường, sa dây rốn khi vỡ ối hoặc chuyển dạ, tử vong hay bệnh tật vì sinh non.
Về phía bà mẹ, nếu đa ối cấp tính có thề dẫn đến chuyển dạ, sinh non, khó thở cấp. Nếu đa ối nạm tính có thể đưa đến rối loạn cơn gò, chuyển dạ bất thường, băng huyết sau sinh do đờ tử cung, nhau bong non.
Cần khám thai thường xuyên để phát hiện đa ối kịp thời
Khi có tình trạng đa ối, sản phụ sẽ được kiểm tra và xác định nguyên nhân, đánh giá mức độ, diễn tiến… Nên có thể kéo dài thai kỳ, bác sĩ sẽ trì hoãn để thai đủ trưởng thành. Trong giai đoạn trì hoãn thai kỳ, nếu nước ối quá nhiều có thể giảm thiểu lượng nước ối bằng cách dẫn lưu ối. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đánh giá thời điểm cần kết thúc sớm thai kỳ để cứu thai, cứu mẹ.
3. Cách xử trí khi thai phụ đa ối
– Trong những trường hợp nhẹ, có thể bác sỹ sẽ điều trị cho bạn bằng cách dùng thuốc lợi tiểu để rút bớt nước ối hoặc có một số can thiệp để rút bớt nước ối.
– Trường hợp nặng: Đình chỉ thai nghén bằng cách gây chuyển dạ nếu thai nhi có dị dạng cấu trúc hoặc bất thường nhiễm sắc thể, các bác sĩ sẽ tiên lượng và tư vấn một số giải pháp để các cặp vợ chồng lựa chọn kể cả việc chấm dứt thai nghén.
Nếu thai phụ xuất hiện khó thở, đau bụng hoặc đi lại khó khăn các bác sĩ sẽ phải làm giảm các triệu chứng cho mẹ bằng các chọc ối tuy nhiện biện pháp này có thể gây chuyển dạ.
– Trường hợp khác: bác sĩ sẽ xem xét các dấu hiệu chuyển dạ sớm để đề nghị thai phụ nhập viện trước kỳ hạn để theo dõi.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh